Ngày nay việc sử dụng phân bón là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sản lượng và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, phân bón hữu cơ, một loại phân bón tự nhiên được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ, đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Nhưng phân bón hữu cơ là gì? Loại nào tốt nhất? Và có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Hoa Cúc Xanh tìm hiểu trong bài viết này.

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

>>> Tham khảo thêm: Tác hại của phân bón hóa học

Phân hữu cơ có đặc điểm gì?

Hầu hết phân hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K, nguyên tố trung lượng và vi lượng cần thiết giúp cây trồng phát triển cân đối cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng như khi sử dụng phân bón hóa học. Dưới đây là một số đặc điểm của phân hữu cơ bạn cần nắm rõ:

  • Chứa hàm lượng hữu cơ dồi dào tốt cho đất và cây trồng.
  • Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng hàm lượng thấp.
  • Dinh dưỡng trong phân hữu cơ cần thời gian để phân hủy thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
  • Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng cần sử dụng với số lượng lớn.
  • Có mùi, khi sử dụng loại phân chưa xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Tác dụng đối với cây trồng chậm nhưng bền.

phân hữu cơ giúp cây trồng phát triển tốt

phân hữu cơ giúp cây trồng phát triển tốt

Ưu điểm chung của phân hữu cơ

Phân hữu cơ chính là phương pháp hữu hiệu để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng hữu cơ dồi dào sẽ đem lại nguồn thức ăn cho vi sinh vật đất và dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Chất hữu cơ cũng chính là phương tiện để đảm bảo các mối quan hệ cộng sinh, hỗ trợ trong đất được đảm bảo.

Phân hữu cơ có nhiều ưu điểm như:

  • Đa số các loại phân hữu cơ đều có hàm lượng chất hữu cao, cung cấp cho cây trồng.
  • Cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc đất, giúp đất tơi xốp hơn.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân cho cây.
  • Không làm chua đất, cân bằng pH.
  • Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học.
  • Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển.
  • Chi phí sản xuất rẻ, tận dụng được các nguồn hữu cơ tại chỗ.
  • Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái.
  • Giảm xói mòn đất.

>>>Tham khảo thêm:

Nhược điểm chung của phân hữu cơ

Bên cạnh các ưu điểm, phân hữu cơ cũng có những nhược điểm sau:

  • Đa số các loại phân hữu cơ truyền thống đều có hàm lượng dinh dưỡng thấp.
  • Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được, cung cấp không kịp thời dinh dưỡng được nếu cây đang thiếu hụt nhiều.
  • Một số loại phân hữu cơ cần được xử lý trước khi bón nếu không dễ gây bệnh cho cây trồng, và có mùi hôi.
  • Các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng, giá thành thường rất cao.
  • Khối lượng phân cần dùng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.
  • Sử dụng phân hữu cơ là tốt, nhưng không hiểu rõ dẫn đến dùng sai cách thì hiệu quả mang lại thấp. Nhiều nơi nông dân còn sử dụng phân chuồng tươi chưa ủ hoai để bón cho cây trồng. Vô tình lại mang đến nguồn bệnh, mầm cỏ dại cho khu vườn của mình.

 

Nhược điểm chung của phân hữu cơ

Các loại phân bón hữu cơ truyền thống

Phân xanh

Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành phần gồm các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ, nên phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân hủy. Do đó người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (từ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng trung bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bồi”.

Ưu điểm:
Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.

Nhược điểm:

  • Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ.
  • Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.

>>>Tham khảo thêm: Cách ủ phân xanh từ rau thừa

Phân chuồng

Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được hình thành từ chất thải động vật: nước tiểu, phân gia súc, gia cầm,… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, rau), rác thải hữu cơ và phân xanh. Phân chuồng khá quen thuộc với người canh tác và được sử dụng rộng rãi vì có thể tự sản xuất tại nhà bằng phương pháp ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học. Phân chuồng mang lại nhiều lợi ích đáng kể và ít gây hại đến môi trường, chúng cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị như N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali), các chất dinh dưỡng này đến từ thức ăn của động vật.

>>>Tham khảo thêm:

Ưu điểm:

Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng. Phân cung cấp chất mùn giúp tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và cải tạo đất giúp cho bộ rễ phát triển.

Nhược điểm

  • Có hàm lượng dinh dưỡng thấp do đó cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều công sức, có mùi hôi.
  • Nếu không ủ kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như: vi khuẩn, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng hay trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,… Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Phân chuồng có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng

Phân chuồng có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng

Phân rác

Phân hữu cơ từ rác hay còn được gọi tắt là phân rác. Là loại phân không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Phân rác được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống các nguyên liệu như rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,… Có thể kết hợp ủ với một số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Phân rác có thể dùng để bón lót cho cây. Nhưng nếu ủ thời gian lâu hơn cho phân hoai kĩ thì cũng có thể dùng cho việc bón thúc.

Ưu điểm:

Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn, ổn định kết cấu đất và chống hạn hán cho cây trồng.

Nhược điểm:

  • Có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất nhiều thời gian.
  • Có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt giống cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu.

Than bùn

Than bùn là lớp hữu cơ trên bề mặt của đất, được hình thành do sự phân hủy không hoàn toàn tàn dư thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục như đầm lầy, núi lửa, đồng hoang, rừng,…. Chủ yếu từ các thực vật họ dương xỉ, họ thông, họ liễu và họ lúa hay các loài sen, súng, lau, sậy, choai,… phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Than bùn thường không bón trực tiếp cho cây mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.

Ưu điểm:

Than bùn có tác dụng tốt trong việc cải tạo, tăng độ phì nhiêu và cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Nhược điểm:

Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quy trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn mới đạt hiệu quả. Nhiều người nhận xét bón phân than bùn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.

Các loại phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên là chủ yếu (có thể có thêm than bùn). Chúng được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp; với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Ưu điểm:

  • Có thể dùng cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…
  • Cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Bổ sung chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng, chống xói mòn đất và phân giải các độc tố trong đất.
  • Bổ sung hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp cây tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết.
  • Tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường và an toàn với người.

Nhược điểm:

Phân hữu cơ sinh học có giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng bù lại giá cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón vi sinh

Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học. Đây là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, phân bón được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ. Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.
Thành phần phân bón vi sinh có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích như : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy Xenlulozơ,…

>>>Tham khảo thêm: Cách làm phân vi sinh

Ưu điểm

  • Thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.
  • Phân giải các chất khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N).
  • Khống chế, ngăn ngừa các mầm bệnh tồn tại trong đất.

Nhược điểm

  • Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối toàn bộ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Có hạn sử dụng và phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng.
  • Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển. Do đó, cần bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho hệ vi sinh vật.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Công dụng của nhóm phân hữu cơ vi sinh này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất.

Ưu điểm:

  • Đem lại công dụng vượt bậc về việc cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
  • Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần bón vào cây nhưng lại vô cùng yên tâm không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
  • Sử dụng thay thế cho phân bón hóa học và cung cấp những chất thiết yếu mà phân hóa học không thể cung cấp được.
  • Phân hữu cơ chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.
  • Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

Nhược điểm:

Hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ khoáng

Phân bón hữu cơ khoáng là phân hữu cơ trong đó thành phần dinh dưỡng chứa ít nhất một chất đa, trung hoặc vi lượng. Là loại phân bón được phối trộn thêm một số nguyên tố khoáng vô cơ như: N, P, K. Có thành phần chất hữu cơ trên 15% và 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).

Ưu điểm:

Chứa hàm lượng dưỡng chất cao.

Nhược điểm:

Tác động xấu đến đất nếu sử dụng để bón cho đất trồng cây lâu ngày.

Cách sử dụng phân hữu cơ phù hợp

Thời điểm sử dụng

Phân hữu cơ cần thời gian để phân giải dinh dưỡng thông qua hoạt động của vi sinh vật, cho nên loại phân này thường được sử dụng để bón lót trước khi gieo trồng. Bón định kỳ 15 ngày/lần trước mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây.

Liều lượng sử dụng

Với sự phân hữu cơ là loại phân an toàn, ít gây ngộ độc cho cây trồng. Nhưng bạn cũng cần phải sử dụng đúng liều lượng ghi trên hướng dẫn bao bì. Một số loại phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao như phân gà, dịch đạm cá sử dụng quá nhiều cũng làm nóng và chết cây.

Bón phân hữu cơ đúng cách

Phân hữu cơ dạng viên, dạng bột bạn nên bón vùi vào đất sau đó tưới nước để phân dễ hòa tan. Một số cách bón phân như sau:

  • Bón theo hốc: phân bón được cho vào các lỗ nhỏ xung quanh gốc cây sau đó lấp đất lại.
  • Bón theo hàng: Rạch hàng dài theo luống cây, sau đó rải phân lấp đất lại. Hoặc bón trực tiếp theo hàng kết hợp với xới đất, vun gốc.
  • Bón theo đường kính tán (thường dùng cho hoa kiểng, cây lâu năm): đào rãnh sâu 20 – 30 cm theo hình chiếu tán cây, bón phân theo rãnh đào, sau đó lấp đất lại.
  • Trộn cùng với giá thể, đất trước khi trồng.
  • Hòa tan với nước để phun, tưới cho cây.

Sử dụng phân hữu cơ trồng rau an toàn

Để sử dụng phân hữu cơ đúng cách bạn cần phân loại cây trồng và nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Sau đây là cách sử dụng phân hữu cơ đối với một số loại rau.

Rau mầm, rau ăn non

Đối với các loại rau mầm, rau ăn non bạn chỉ cần phối trộn từ 5 – 10% phân hữu cơ cùng với giá thể, đất trồng. Các loại rau này có thời gian sinh trưởng ngắn nên bạn không cần phải bón thêm trong quá trình sinh trưởng nhé.

Rau ăn lá

Đối với các loại rau ăn lá như rau dền, rau muống, xà lách, bạn cần bón lót và bổ sung định kỳ. Đầu tiên, bạn cũng trộn 5 – 10% phân hữu cơ với đất trồng giá thể. Sau khi cây nảy mầm, phát triển được 10 ngày, bạn bón thúc tiếp đợt 2 cho rau lớn nhanh hơn. Các loại rau cho thu hoạch nhiều lần thì sau mỗi lần thu hoạch bạn cần thúc thêm phân cho cây có sức phát triển và cho thu hoạch tiếp.

Rau ăn quả, củ

Khác với rau ăn lá, rau ăn quả cần nhiều dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, bạn cần phải cung cấp đúng và đủ dinh dưỡng vào từng thời kỳ cây mới cho sản phẩm chất lượng được.

  • Bón lót: sử dụng 10 – 20% phân hữu cơ trộn cùng với đất trồng.
  • Bón thúc 10 ngày sau trồng: 100 – 200gram / gốc hoặc chậu. Sau đó, định kỳ 10 – 15 ngày bạn bổ sung tiếp một lần.
  • Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa: trong giai đoạn này bạn cần theo dõi và bổ sung kịp thời các loại phân giàu lân như phân dơi, bột xương. Lân sẽ giúp phân hóa mầm hoa, nụ mập hơn.
  • Giai đoạn cây ra hoa đậu quả: bổ sung thêm các loại phân hữu cơ giàu kali như dịch chuối. Kali sẽ giúp cây ra hoa nhanh hơn và hạn chế rụng quả non.
  • Giai đoạn cây nuôi quả: Bón cân bằng các nguyên tố dinh dưỡng, bổ sung định kỳ 10 – 15 ngày / lần. Trước khi thu hoạch 1 tháng cần bổ sung Kali để quả ngọt, chắc hơn.

>>>Tham khảo thêm: Những thông tin cần biết về rau hữu cơ

Các câu hỏi liên quan về phân bón hữu cơ

Loại phân bón hữu cơ nào tốt nhất?

Loại phân bón hữu cơ tốt nhất phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện địa phương. Tuy nhiên phân bón hữu cơ chế biến qua nấm mốc và phân bón hữu cơ từ trấu thường được đánh giá là tốt nhất.

Phân bón hữu cơ có phù hợp cho mọi loại cây trồng không?

Phân bón hữu cơ có thể được sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng, tuy nhiên, hiệu quả của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của từng loại cây trồng.

Làm thế nào để biết được loại phân bón hữu cơ nào tốt nhất cho cây trồng của mình?

Để chọn được loại phân bón hữu cơ phù hợp, bạn nên tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, đặc tính của đất và khả năng tài chính của mình. Sau đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về nông nghiệp hoặc các nhà sản xuất phân bón hữu cơ để được tư vấn và chọn được loại phân bón hữu cơ tốt nhất.

Sử dụng phân bón hữu cơ có độc hại cho môi trường không?

Nếu sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn, phân bón hữu cơ không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc vượt quá liều lượng khuyến cáo, phân bón hữu cơ có thể gây ô nhiễm môi trường.

Làm thế nào để lưu trữ và bảo quản phân bón hữu cơ?

Phân bón hữu cơ nên được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và các chất hóa học khác. Ngoài ra, cần lưu ý để phân bón hữu cơ không tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc cây trồng vì nó có thể gây cháy lá hoặc rỉ nước đọng dẫn đến ô nhiễm đất.

Phân bón hữu cơ là một loại phân bón tự nhiên được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ, có nhiều ưu điểm như cải thiện đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm như khó bảo quản và hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm ban đầu. Có nhiều loại phân bón hữu cơ truyền thống và chế biến theo quy trình công nghiệp, bà con cần lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu và điều kiện trồng trọt của mình. Mong rằng qua đây bà con sẽ có thêm nhiều kiến thức nông nghiệp hữu ích, mọi thông tin cần tư vấn hướng dẫn thêm vui lòng liên hệ với Hoa Cúc Xanh qua thông tin bên dưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *