Cách ủ phân chuồng là một kỹ thuật ủ phân hữu cơ hiệu quả, bằng cách tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi, cải thiện đất tăng năng suất cây trồng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, việc ủ phân chuồng cần tuân thủ những quy trình và kỹ thuật chính xác, từ đó giảm thiểu mùi hôi, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, tăng giá trị dinh dưỡng cho cây trồng. Bài viết sau đây tôi sẽ giới thiệu các bước cần thiết và lưu ý trong quá trình ủ phân chuồng, hỗ trợ bạn áp dụng thành công phương pháp này tạo nguồn phân hữu cơ tốt chăm sóc cây trồng của mình.
Cách ủ phân chuồng hiệu quả
Mục lục
Phân chuồng và lợi ích của việc ủ phân chuồng
Phân chuồng là phân gì?
Phân chuồng là một loại phân hữu cơ được làm từ hỗn hợp phân gia cầm, gia súc kết hợp với các loại rau, cỏ, rơm, rạ hoặc rác thải hữu cơ, phân xanh. Phân chuồng có thể được ủ theo phương pháp truyền thống hoặc chế phẩm. Trong phân có chứa các chất dinh dưỡng như: nito, photpho, kali và lưu huỳnh. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong phân đều là do thức ăn mà động vật đã ăn.
>>> Xem thêm: Phân bò khô có tốt không?
Lợi ích của việc ủ phân chuồng
- Giảm ô nhiễm môi trường: Ủ phân chuồng giúp giảm lượng khí thải gây ô nhiễm như amoniac, metan và khí nitơ, góp phần bảo vệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng đất: Phân chuồng sau khi ủ có chứa nhiều vi sinh vật có ích, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước.
- Tăng năng suất cây trồng: Ủ phân chuồng giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi, hỗ trợ cây trồng phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất.
- Giảm chi phí bón phân: Sử dụng phân chuồng đã ủ giúp giảm chi phí cho phân bón hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
- Tái chế chất thải chăn nuôi: Quá trình ủ phân chuồng giúp tái chế và tận dụng tối đa chất thải từ chăn nuôi, giảm thiểu lượng chất thải đổ ra môi trường.
lợi ích của việc ủ phân chuồng
>>> Tham khảo thêm về: Tác hại của phân bón hóa học
Tìm hiểu thêm về các cách ủ phân hữu cơ hiệu quả khác Hoa Cúc Xanh đã chia sẻ:
Các bước thực hiện ủ phân chuồng
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô… khoảng từ 5m3- 6m3, phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas khoảng từ 1- 1.5 tạ, 2 kg chế phẩm vi sinh EM FERT -1, trong chế phẩm này, có chứa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phân vi sinh, đó là EM và Trichoderma.
- Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
>>>Tham khảo thêm: Nấm Trichoderma là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả
Chọn nơi ủ
- Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong.
- Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng, diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ.
Chuẩn bị dụng cụ
Vật liệu để làm mái:Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilong, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
- Để trộn đều chế phẩm EM FERT -1 vào nguyên liệu ủ, bà con nên hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước sau đó chia đều thành 5 phần và một lượng phân rắc cũng chia thành 5 phần.
- Sau đó cho một phần chế phẩm vào bình thùng nước, khuấy đều, tiến hành rải một phần phân rắc mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên mỗi lớp phân rắc đã rải, nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước kể cả nước dùng để tưới lên chế phẩm từ 1 thùng đến 2 thùng, tùy thuộc vào rác ướt hay rác khô, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.
Che phủ và bảo quản
Sau khi ủ xong, bà con nên đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong, để bảo đảm tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp.Vào mùa đông phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40- 50 độ C.
Đảo đều và bổ sung nước, không khí
- Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên khoảng 40- 50 độ C, nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng từ 7- 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn, nếu nguyên liệu khô thì đổ thêm nước.
- Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau, phụ phẩm nông nghiệp khác như phân gia súc, gia cầm, lá cây xanh, thì thời gian ủ khoảng 35 ngày, lá mía, lá cà phê, lá điều, lõi thân cây bắp, vỏ cà phê, vỏ ca cao thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.
Lưu ý khi ủ phân chuồng
- Chọn địa điểm ủ phân chuồng: Nên chọn địa điểm rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, không ngập úng nước, tránh xa nguồn nước sinh hoạt và khu vực dân cư để giảm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Đảm bảo độ ẩm: Độ ẩm phù hợp trong quá trình ủ phân chuồng là 50-60%. Nếu độ ẩm quá thấp, vi khuẩn không phát triển tốt, quá trình ủ sẽ chậm; nếu độ ẩm quá cao, phân chuồng sẽ bị nặng, khó thông thoáng, làm giảm hiệu quả ủ.
- Đảm bảo thông thoáng: Để tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cần giữ cho phân chuồng thông thoáng bằng cách xới lên, trộn đều và bốc chồng phân chuồng hợp lý.
- Theo dõi nhiệt độ: Quá trình ủ phân chuồng sẽ tạo ra nhiệt độ cao (50-70°C), điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ấu trùng sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao (trên 70°C), vi khuẩn có ích cũng bị tiêu diệt, làm giảm chất lượng phân chuồng.
- Sử dụng men vi sinh phù hợp: Men vi sinh giúp kích thích quá trình ủ, nên chọn men vi sinh chuyên dụng cho ủ phân chuồng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Thời gian ủ phân chuồng: Thời gian ủ phân chuồng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nguyên liệu và men vi sinh sử dụng. Thông thường, thời gian ủ phân chuồng kéo dài từ 3-6 tuần. Sau quá trình ủ, phân chuồng có màu nâu đen, không có mùi hôi và không chứa động vật gây hại.
- Bảo quản phân chuồng sau ủ: Phân chuồng sau ủ cần được bảo quản cẩn thận để tránh ẩm ướt và ô nhiễm. Nên sử dụng bao bì kín, chống thấm nước và bảo quản ở nơi khô thoáng
Cách sử dụng phân chuồng đã ủ chăm bón cây trồng
- Theo kinh nghiệm của nông dân, khi trồng rau màu như: các loại bí, đậu nên sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục đem trải và trộn đều vào đất trước khi trồng. Điều này giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất tốt hơn.
- Có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoai cho loại rau ăn lá. Nên dùng lại phân chuồng từ vụ trước cho các loại rau như: bắp cải, cà chua và các loại cây ăn củ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng của phân chuồng hãy sử dụng phương pháp cày vùi phân cho cây.
Các câu hỏi thường gặp về ủ phân chuồng
Tại sao cần ủ phân chuồng trước khi sử dụng?
Ủ phân chuồng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, loại bỏ ấu trùng sâu bệnh, giảm mùi hôi, giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng phân chuồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Có thể ủ phân chuồng trong bao bì kín được không?
Không nên ủ phân chuồng trong bao bì kín hoàn toàn, vì vi khuẩn cần không khí để phát triển và thực hiện quá trình ủ. Bạn có thể ủ phân chuồng trong thùng, bao hay túi lỗ nhỏ để đảm bảo thông thoáng.
Ủ phân chuồng có ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh không?
Nếu thực hiện quá trình ủ phân chuồng đúng cách, ảnh hưởng đến môi trường sẽ giảm thiểu. Tuy nhiên, bạn nên chọn địa điểm ủ phân chuồng xa nguồn nước sinh hoạt và khu vực dân cư để giảm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Phân chuồng ủ có thể sử dụng cho loại cây trồng nào?
Phân chuồng ủ là loại phân hữu cơ phổ biến, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng như rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp và cây hạt. Tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng sử dụng phù hợp với từng loại cây.
Có thể phối hợp phân chuồng ủ với phân bón hóa học không?
Có thể phối hợp sử dụng phân chuồng ủ và phân bón hóa học để cải thiện chất lượng đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón và giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, cần chú ý đến thời điểm và liều lượng sử dụng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến cây trồng.
Việc ủ phân chuồng là một phương pháp hay trong phát triển nông nghiệp, giúp tận dụng hiệu quả nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi, cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng. Để thực hiện quá trình ủ phân chuồng hiệu quả, nhà nông cần chú ý đến việc chọn địa điểm phù hợp, đảm bảo độ ẩm, thông thoáng, nhiệt độ và sử dụng men vi sinh chuyên dụng. Mong rằng qua đây bà con sẽ có thêm nhiều kiến thức nông nghiệp hữu ích về cách ủ phân chuồng hiệu quả nhanh hoai mục, chăm bón cây trồng tươi tốt, tạo năng suất cao. Mọi thông tin cần tư vấn hướng dẫn thêm vui lòng liên hệ với Hoa Cúc Xanh qua thông tin bên dưới.