Cách làm phân vi sinh tại nhà giúp bạn tiết kiệm chi phí mua phân bón. Phân vi sinh với những vi khuẩn có ích, là một giải pháp phân bón thân thiện với môi trường, đồng thời giúp cải thiện đất và tăng năng suất cây trồng. Trong bài viết này, Hoa Cúc Xanh sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm phân vi sinh từ những nguyên liệu tự nhiên và ứng dụng chúng trong việc chăm sóc cây trồng hiệu quả.

Cách làm phân vi sinh tại nhà

Cách làm phân vi sinh tại nhà

Giới thiệu về phân vi sinh

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học. Đây là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, phân bón được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ. Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.

Ưu điểm của phân vi sinh so với phân hữu cơ và phân hóa học

  • So với phân hữu cơ, phân vi sinh có tính đồng đều hơn về thành phần và độ ẩm, dễ dàng quản lý và sử dụng hơn. Phân vi sinh cũng giúp tăng cường vi sinh vật có ích trong đất, góp phần giảm bệnh tật và cải thiện sức khỏe của cây trồng.
  • Phân vi sinh có ưu điểm vượt trội hơn phân hóa học về mặt bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Việc sử dụng phân vi sinh giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không gây hại cho đất, đồng thời hạn chế sự tích tụ chất độc trong sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
  • Các vi khuẩn trong phân vi sinh có khả năng chuyển hóa các nguyên tố dinh dưỡng thành dạng dễ tiếp cận hơn cho cây trồng, giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng năng suất. Đồng thời, phân vi sinh còn giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và thông khí, tạo điều kiện tốt cho cây trồng phát triển.

Ưu điểm của phân vi sinh

Ưu điểm của phân vi sinh

Nguyên liệu cần thiết để làm phân vi sinh

Các nguồn nguyên liệu tự nhiên

Để làm phân vi sinh, bạn có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên dễ tìm và phổ biến như:

  • Rơm rạ: Là nguyên liệu phổ biến trong nông nghiệp, rơm rạ giúp tăng độ ẩm và thông khí cho phân vi sinh.
  • Các loại lá cây: Lá cây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn.
  • Phân gia súc: Phân bò, phân gà, phân heo… có chứa nhiều vi khuẩn có lợi và dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân vi sinh.

Các loại vi khuẩn hữu ích trong phân vi sinh

Phân vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi như:

  • Vi khuẩn đạm (Azotobacter, Azospirillum): Chuyển hóa đạm trong không khí thành dạng đạm dễ tiếp cận cho cây trồng.
  • Vi khuẩn lân (Bacillus megaterium): Giúp giải phóng lân từ các hợp chất khó tan trong đất, tăng khả năng hấp thu lân cho cây trồng.
  • Vi khuẩn kali (Bacillus mucilaginosus): Giải phóng kali từ các khoáng vật trong đất, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu.
    Các vật liệu hỗ trợ quá trình phân hủy

vi khuẩn hữu ích trong phân vi sinh

vi khuẩn hữu ích trong phân vi sinh

>>>Tham khảo thêm: Vi khuẩn cố định đạm là gì? Những điều cần biết

Để hỗ trợ quá trình phân hủy và làm phân vi sinh, bạn cần chuẩn bị:

  • Mật đường, mật mía hoặc mạch nha: Giúp tăng độ ẩm và cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn.
  • Vôi bột: Điều chỉnh độ pH của phân vi sinh, giúp tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Nước: Cần sử dụng nước sạch, không chứa chất độc hại, giúp ướt đều nguyên liệu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Cách làm phân vi sinh tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên

Chọn thùng chứa phân hữu cơ và vị trí đặt thùng

Có nhiều loại thùng được làm vật liệu đựng phân như thùng kín, thùng gỗ, thùng nhựa… Tùy vào lượng rác thải, nguyên liệu sử dụng làm phân của mỗi gia đình mà sử dụng thùng có dung tích khác nhau. Lưu ý với thùng kín thì thời gian ủ sẽ kéo dài hơn, khi sử dụng thùng kín thì nên khoan thêm vài lỗ nhỏ để có chỗ thoát nước.
Sau đó nên để thùng chứa ở những nơi dễ dàng thoát nước như đất trống thay vì gạch bê tông để đảm bảo giun và vi sinh vật có thể xâm nhập. Ngoài ra chú ý để thùng phân ở nơi xa khu vực sinh hoạt và nơi có nhiều nắng để đẩy mạnh quá trình phân hủy.

Chọn, phân loại rác hữu cơ để làm phân vi sinh

Thành phần chính của phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ, độ ẩm, Oxy, vi khuẩn. Các chất hữu cơ từ các loại rác thải là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy trước khi ủ phân hữu cơ thì bạn nên phân loại, chọn loại rác để sử dụng, loại nào không nên sử dụng giúp phân đạt chất lượng cao.
Bạn có thể phân loại thành chất hữu cơ xanh và chất hữu cơ nâu để dễ dàng hơn. Trong đó chất hữu cơ xanh cung cấp Nitơ gồm: Rau củ quả thừa, lá cây tươi, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bã cà phê, bã đậu, vỏ đậu phộng… Chất hữu cơ nâu gồm rơm, bao giấy, mạt cưa, túi trà lọc, vỏ trứng…

phân loại rác hữu cơ

phân loại rác hữu cơ

Tránh sử dụng các loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà như xương động vật, phân người và vật nuôi chưa qua xử lý, vỏ sò vỏ hến, cỏ hại có hại, gỗ đã qua chế biến, lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá sả tươi, lá bạch đàn, chất béo từ sữa, cá, gia cầm… Những loại rác này có thể làm hại đến vi sinh vật, gây mùi hôi thối, tăng nguy cơ các mầm bệnh cho cây trồng.

Cách trộn phân hữu cơ vi sinh tại nhà

Sau khi đã phân loại và thành phần làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta sẽ tiến hành trộn theo tỷ lệ sau:
Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.
Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.
Khi trộn bạn không cần cắt nhỏ phân vì cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Lượng phân xanh không nên quá nhiều. Để kiểm tra nhiệt độ, bạn có thể dùng 1 cành tươi tắm vào giữa, sau 5-6 ngày rút ra mà cành cây nóng mạnh là đã đạt yêu cầu. Bạn cũng có thể thư bằng cách bóp mạnh xem, nếu phân ủ dính chặt là đạt yêu cầu. Nếu phân quá ướt thì bạn có thể thâm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ, phân quá khô thì thêm nước vào, đảo đều cho ngấm.

>>>Tham khảo thêm cách tạo phân hữu cơ tại nhà hiệu quả khác

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh tại nhà

Sau khoảng 30 ngày ủ, nếu phân có các đặc điểm dưới đây nghĩa là phân đã đạt yêu cầu, các chất hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn.

  • Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu.
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn. Trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi
  • Phân hữu cơ có mùi đất

Sau khi phân ủ đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn, bạn bắt đầu đem đi bón cho cây. Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây. Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng. Ngoài ra bạn cũng có thể ép phân thành dạng viên, cách này sẽ giúp phân chậm tan, giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh rửa trôi, hiệu quả sẽ cao hơn.

Cách trộn phân hữu cơ vi sinh

Cách trộn phân hữu cơ vi sinh

Ứng dụng phân vi sinh trong nuôi trồng

Công dụng của phân vi sinh đối với cây trồng

  • Cung cấp một cách đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng giúp cây trồng vẫn hấp thụ được hoàn toàn một cách bền vững trong thời gian dài.
  • Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ấm, giữ nước, giữ phân và hỗ trợ bộ rễ của cây phát triển tốt, đồng thời khiến cho đất tơi xốp.
  • Giúp hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một số loại phân hữu cơ vi sinh còn cung cấp vi sinh vật cho đất trồng và đẩy lùi các dịch bệnh, vi sinh vật bất lợi cho cây trồng.
  • Mang lại sự an toàn, chất lượng bền vững cho nông sản, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản.

Liều lượng và cách dùng phân vi sinh:

Liều lượng:

  • Cây rau màu: 200-300g/m2 đất.
  • Cây trái cây: 1-2kg/cây.
  • Cây lương thực: 100-200g/m2 đất.

Cách dùng:

  • Rải trước khi gieo trồng: Trộn phân vi sinh với đất, rải đều lên mặt đất.
  • Bón vào giai đoạn phát triển: Bón xung quanh gốc cây vào các giai đoạn quan trọng.
  • Tưới lên lá: Pha phân vi sinh với nước tỷ lệ 1:50, tưới lên lá vào buổi sáng hoặc chiều.
  • Tránh kết hợp phân vi sinh với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, và chất khử trùng.

Các câu hỏi thường gặp về cách làm và sử dụng phân vi sinh

Phân vi sinh có thể dùng cho mọi loại cây trồng không?

Phân vi sinh phù hợp với hầu hết các loại cây trồng như rau màu, cây trái cây, cây lương thực… Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến liều lượng và cách sử dụng phù hợp với từng loại cây.

Phân vi sinh có thể kết hợp với phân hữu cơ và phân hóa học không?

Có, bạn có thể kết hợp phân vi sinh với phân hữu cơ và phân hóa học để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng đồng thời phân vi sinh và các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoặc các chất khử trùng.

Làm sao để bảo quản phân vi sinh sau khi sản xuất?

Bảo quản phân vi sinh ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên sử dụng phân vi sinh trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

Cần lưu ý gì khi sử dụng phân vi sinh cho cây trồng?

Khi sử dụng phân vi sinh, chú ý đến liều lượng và cách sử dụng phù hợp với từng loại cây trồng. Tránh kết hợp phân vi sinh với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoặc các chất khử trùng.

Thông qua bài viết này, Hoa Cúc Xanh đã cùng bạn tìm hiểu cách làm phân vi sinh tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên và vi khuẩn hữu ích. Bằng cách áp dụng những kiến thức trong bài viết, bạn không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo nguồn phân sạch, an toàn cho cây trồng và môi trường. Mong rằng qua đây bà con sẽ có thêm nhiều kiến thức nông nghiệp hữu ích về cách làm phân vi sinh đơn giản tại nhà, chăm bón cây trồng tươi tốt, tạo năng suất cao. Mọi thông tin cần tư vấn hướng dẫn thêm vui lòng liên hệ với Hoa Cúc Xanh qua thông tin bên dưới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *