Cách ủ đạm cá (ủ phân cá) đang ngày càng được nhiều nông dân lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội mà loại phân này mang lại cho cây trồng. Phân cá là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên giàu chất đạm, canxi và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên, để ủ đạm phân cá hiệu quả, không mui hôi bà con cần nắm vững quy trình và những lưu ý quan trọng trong quá trình . Bài viết dưới đây Hoa Cúc Xanh sẽ hướng dẫn bà con từng bước thực hiện ủ phân cá đúng cách, tạo ra nguồn phân hữu cơ dinh dưỡng hiệu quả chăm bón cây trồng tươi tốt.

Cách ủ phân đạm cá

Cách ủ phân đạm cá

Tìm hiểu về phân cá

Phân cá là gì?

Phân cá còn được gọi là đạm cá, phân đạm cá, dịch đạm cá, đạm cá vi sinh… là loại phân bón sinh học được sản xuất bằng cách thủy phân nguyên liệu cá bằng men vi sinh. Dưới tác dụng của men vi sinh, protein, chất béo, vitamin, chất khoáng trong cá cần được phân giải thành các chất đơn giản hơn, kích thước nhỏ bé hơn. Phần lớn protein trong cơ thịt cá dưới tác dụng của men ủ cá Emzeo sẽ phân giải thành các amino acid. Đó chính là phân cá ( dịch đạm cá).
Để biến cá thành phân đạm cá, thường sử dụng Cách ủ phân cá bằng men ủ cá emzeo. Chế phẩm vi sinh emzeo giúp thủy phân protein và các chất dinh dưỡng trong cá, nhanh phân giải ra các dưỡng chất cho cây trồng dễ hấp thu. Đồng thời Emzeo khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ phân cá

Tác dụng của phân đạm cá với cây trồng

Phân cá có tác dụng to lớn đối với cây trồng là không thể bàn cãi. Làm nông nghiệp hữu cơ, bạn không thể bỏ qua việc dùng loại phân này. Cách tốt nhất là bạn sẽ ủ phân tại nhà. Tuy vậy, bạn phải thực hiện đúng các quy trình ủ phân đạm cá, nếu không làm đúng sẽ gây mùi hôi ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.
Dịch đạm cá ( phân cá ) sử dụng phù hợp với mọi loại cây trồng. Một số tác dụng cơ bản của phân cá là:

  • Các chất protein, vitamin trong cá sau khi biến thành phân trở nên dễ hấp thu hơn. Cây trồng nhờ đó sẽ phát triển và sinh trưởng cực kỳ tốt. Đặc biệt là vào các giai đoạn cần tăng trưởng.
  • Phân cá còn mang nhiều chất làm tăng sức chống chịu của cây. Bởi vậy, bạn có thể dùng phân này khi thời tiết xấu, dịch hại thì cây sẽ khỏe mạnh hơn.
  • Phân đạm cá giúp cải tạo đất: Sau những mùa vụ, đất của bạn sẽ trở nên bạc màu, mất độ tơi xốp, khô cằn,…Đạm cá giúp bổ sung lại độ ẩm, độ dinh dưỡng cho đất rất tốt.
  • Đạm cá góp phần loại bỏ các chất độc cho cây như phèn, mặn. Chúng sẽ trung hòa bớt các chất này dựa vào hoạt động vi sinh.
  • Phân đạm cá giúp ra hoa, đậu quả, tăng chất lượng và mẫu mã cho nông sản của bạn.

Tác dụng của phân đạm cá với cây trồng

Tác dụng của phân đạm cá với cây trồng

Khi nào cần ủ đạm cá tưới cây?

Sử dụng cách ủ cá tưới cây phù hợp với việc trồng cây hữu cơ đặc biệt là khi cây thiếu đạm, còi cọc, chậm lớn và thiếu chất dinh dưỡng. Phân cá là loại dịch đạm sinh học hữu cơ có thể sử dụng trong toàn bộ quá trình chăm sóc cây trồng. Ủ cá tưới cây giúp làm giảm 50% lượng phân bón hóa học và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

>>>Tham khảo thêm: Vi khuẩn cố định đạm là gì?

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ủ cá

  • Cá tươi: Có thể sử dụng cá nước ngọt hoặc nước mặn ( phải rửa sạch nhiều lần để giảm lượng muối). Nên chuẩn bị nhiều cá để tiện cho việc ủ tập trung, tránh nhỏ giọt sẽ mất công sức. Bạn có thể chọn cá tươi hoặc các sản phẩm phụ như đầu cá, vây, ruột. Cá nước mặn sẽ còn dư lượng muối, điều đó sẽ không tốt cho phân cá của bạn. Bởi thế ưu tiên hàng đầu phải là cá nước ngọt như rô phi, ba sa,…
  • Chế phẩm men vi sinh ủ cá ( men ủ cá): chế phẩm men vi sinh ủ cá EMZEO hoặc chế phẩm EM dạng dịch
  • Lưới lọc: Đây sẽ là dụng cụ để bạn lọc lấy dịch đạm cá. Cần chọn lưới lọc phù hợp với số lượng cá ủ phân.
  • Thùng chứa: Nên chọn thùng chứa lớn để chứa được nhiều cá hơn.
  • Chai nhựa: Những chai này sẽ đựng dịch đạm cá sau khi ủ xong.
  • Mật rỉ đường:có thể sử dụng đường phên, đường mật mía để thay thế

Cách ủ phân cá sử dụng men ủ cá Emzeo

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ủ phân cá

Sử dụng nguyên liệu cá ủ là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá,… Hầu hết tất cả các loại cá đều có thể được dùng để làm phân bón, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt

Men ủ cá emzeo chuẩn bị theo tỉ lệ sau:

  • 5 gói Emzeo/100kg cá (đối với cá đã xay)
  • 8 gói chế phẩm Emzeo/100kg cá (đối với cá nguyên con nhỏ)
  • 10 gói chế phẩm Emzeo/100kg cá (đối với cá nguyên con lớn)
  • 07 gói EMZEO/100kg cá (đối với đầu cá, ruột cá …)
  • Lưu ý: Cho nhiều men ủ cá Emzeo sẽ rút ngắn thời gian ủ cá.

Chuẩn bị nguyên liệu ủ 30 kg cá

  • Cá tươi, đầu cá, ruột cá: 30 kg
  • Men ủ phân cá: 3 gói chế phẩm Emzeo 200gr
  • Mật rỉ đường hoặc đường phèn nấu chè: 3 lít mật rỉ hoặc 3,5 kg đường phên.
  • Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 3 – 4 kg ( không bắt buộc)
  • Chuối chín bóp nhuyễn: 20 – 30 quả
  • Nước sạch

Chuẩn bị dụng cụ

  • Thùng phuy ( thể tích thường gấp đôi lượng nguyên liệu ủ và có nắp đậy kín )
  • Găng tay, đũa khuấy đảo

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ủ phân cá

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ủ phân cá

Tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ cá

Sau khi đã có đủ lượng cá cần thiết, bạn sẽ tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ chúng. Bây giờ, lý tưởng nhất là bạn sẽ ném cá vào máy xay để nghiền thành từng miếng nhỏ.

Nếu bạn xay với số lượng lớn, hãy mua một máy xay riêng cho việc này, chỉ cần đảm bảo rằng máy đủ mạnh. Chẳng hạn, công suất 500W là hoạt động tốt đối với các loài cá có kích thước trung bình nhỏ. Hãy nhớ rằng, cá càng mịn, quá trình lên men ủ đạm cá càng hiệu quả.

Nếu bạn không có điều kiện xay cá thì bỏ qua bước này, tuy nhiên thời gian làm đạm cá sẽ lâu hơn và chất lượng không cao bằng.

Cách ủ đạt hiệu quả tốt nhất

  • Pha chế phẩm emzeo với 3 lít nước sạch
  • Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ( cá, mật đường, men vi sinh … ) và cho vào thùng ủ cá
  • Dùng nilon trùm kín miệng và đậy chặt nắp thùng
  • Sau 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần và nhớ đậy chặt kín lại
  • Đổ thêm nước: Sau khi ủ được 10 -15 ngày tiến hành bổ sung nước sạch vào thùng ủ cá sao cho nước ngập bề mặt cá
  • Đậy chặt kín ủ tiếp 25 – 30 ngày là được
  • Lọc đạm cá bỏ vào các chai lọ vặn kín bảo quản dùng lâu dài

Cách ủ phân cá bằng chế phẩm EM gốc ( EMGRO)

Tiến hành pha chế EM2 ( EM thứ cấp)

Dung dịch EM thứ cấp là chế phẩm được tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1. Quá trình pha chế EM thứ cấp như sau: 1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường + 18 lít Nước → 20 lít EM2

Pha chế:

  • Trộn đều rỉ đường với nước và EM1. Có thể thay thế rỉ đường bằng đường nâu, đường tán. 1lít Rỉ đường = 1,2kg Đường nâu.
  • Nước sử dụng là nước sạch, nước ngầm, nước máy đã khử Clo (nước máy trước khi dùng, để ở ngoài khoảng 24h lượng khí Clo sẽ giảm).
  • Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa bằng nhựa có nút đậy chặt (không nên dùng chai thuỷ tinh đựng hỗn hợp trên) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • EM thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên theo yêu cầu có thể bảo quản EM thứ cấp trong can nhựa kín, đặt nơi mát trong vòng 30 ngày.

Cách ủ phân cá bằng chế phẩm EM

Cách ủ phân cá bằng chế phẩm EM

Ủ phân cá với chế phẩm EM2

  • 50 lít EM2 + 100kg Cá + Nước đổ vừa ngập Cá ——> Mở ra trộn đều rồi đậy kín lại ủ kín 7- 10 ngày.
  • Thêm 2kg vỏ đu đủ xanh (hoặc 2kg quả thơm) vào trộn đều rồi đậy kín 7- 10 ngày.
  • Thêm khoảng 25 lít EM2 (Hoặc 50 lít EM2 càng tốt) trộn đều rồi đậy kín lại, để khử mùi và bổ sung, tăng cường hoạt động vi sinh.
  • Mở ra kiểm tra, trộn đều, nếu cá đã phân rã hết thì có thể sử dụng được. Nếu Cá chưa phân rã hết thì đậy kín lại và tiếp tục ủ thêm khoảng 7-10 ngày cho đến khi cá đã phân rã hoàn toàn.

Trường hợp cá đã mua lâu:

Nếu không kịp thời gian để ủ EM2 (vì trong thời gian chờ ủ EM2, Cá có thể bị ương) thì dùng trực tiếp Chế phẩm sinh học EM1 trong thời gian chờ ủ EM2 theo tỉ lệ:

  • 3 lít EM1 + 3 lít Rỉ đường + 100kg Cá + Nước đổ vừa ngập cá.
  • Sau 7- 10 ngày ủ kín thì mở ra kiểm tra, trộn đều rồi đậy kín lại.
  • Ủ kín 7- 10 ngày tiếp theo thì thêm 2kg vỏ đu đủ xanh (hoặc 2kg quả thơm) vào trộn đều rồi đậy kín lại.
  • Đậy kín trong 10 ngày, tiếp tục thêm khoảng 50 lít EM2 trộn đều rồi đậy kín lại. Để khử mùi và tăng cường hoạt động vi sinh.
  • Sau 7- 10 ngày tiến hành mở ra kiểm tra, trộn đều nếu cá đã phân rã hết thì có thể sử dụng được. Nếu cá chưa phân rã hết thì đậy kín lại và tiếp tục ủ khoảng 7-10 ngày cho đến khi cá đã phân rã hoàn toàn.

Lưu ý:

  • Để phân Cá có đạt hiệu quả, tốt nhất nên sử dụng EM2 và Cá tươi.
  • Cá đã xay nhuyễn thì thời gian ủ có thể được rút ngắn và hiệu quả cao hơn.
  • Nhiệt độ ủ thích hợp từ 40-45oC.

Cách ủ cá trứng sữa chuối và humic

Để tạo ra loại dịch đạm cá tưới cây cân đối dinh dưỡng và tốt hơn. Tiến hành bổ sung thêm trứng, sữa, chuối và humic vào ủ cùng cá tươi. Quy trình hướng dẫn cách ủ chi tiết như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg cá ( cá nguyên con, đầu cá, ruột cá …)
  • 3 quả trứng ( trứng gà hay vịt đều được)
  • 3 lít sữa đậu nành ( có thể dùng sữa bột hết hạn, bột đậu tương thay bằng 1kg, sữa đậu nành xay từ hạt không cần nấu)
  • 10 – 12 quả chuối chín ( sử dụng chuối tiêu, có thể xay nhuyễn sẽ tốt hơn)
  • 200gr Humic Đức Bình ( mua trên các trang thương mại điện tử)
  • 500 ml mật rỉ đường đậm đặc ( có thể thay bằng đường phên, đường mía, nước mía nguyên chất, mật ong hết hạn
  • 1 gói chế phẩm Emzeo 200gr ( emzeo có tính năng phân giải và khử mùi hôi cực tốt, tạo ra dịch đạm sinh học kích thích cây trồng phát triển vượt bậc)
  • Nước sạch
  • Thùng ủ có nắp đậy chặt kín khí, que khuấy, máy xay sinh tố

Các bước thực hiện

  • Cá nghiền nhỏ hoặc cắt khúc bé. Chuối và trứng xay nhuyễn
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào thùng ủ và khuấy đảo đều. Bổ sung thêm 5 – 7 lít nước sạch.
  • Khuấy đảo đều và đậy ủ.
  • Thời gian ủ 30 ngày, tiến hành chiết rót dịch đạm cá vào chai lọ bảo quản và sử dụng.
    Có thể cho thêm vào 1 lon bia ( 330ml) để ủ phân cá.

Cách ủ cá trứng sữa chuối và humic

Cách ủ cá trứng sữa chuối và humic

>>> Tham khảo thêm: Cách làm phân chuối

Lưu ý khi tự ủ phân cá tại nhà

  • Nên chọn cá nước ngọt để ủ phân cá, có thể sử dụng đầu cá, ruột cá, xương cá, cá nguyên con … để ủ.
  • Nếu là cá nước mặn hay có muối, bạn phải đảm bảo loại bỏ tối đa muối. Bởi cá nước mặn sẽ tốn thời gian ủ hơn cá nước ngọt. Vì lượng muối khá cao, bạn không nên dùng phân cá nước mặn bón lá.
  • Trong quá trình ủ cá, men vi sinh sẽ hoạt động rất mạnh, sinh khí nhiều. Vì vậy cần chọn thùng ủ cá dung tích lớn hơn lượng cá nhiều và tạo lỗ thoát khí hoặc thi thoảng mở thùng ủ cho thoát hơi ra ngoài.
  • Phải đậy kín thùng ủ để tránh ruồi, nhặng … vào đẻ trứng sinh dồi.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dùng nước sạch để ủ.
  • Không nên ảnh hưởng quá trình ủ yếm khí của thùng ủ cá.
  • Có thể bổ sung thêm các loại enzyme phân giải tự nhiên khác từ vỏ dứa, đu đủ … cũng đẩy nhanh quá trình ủ phân.
  • Bạn cũng không nên lạm dụng phân cá. Bởi chúng có rất nhiều chất dinh dưỡng, nên cây sẽ dễ mắc bệnh hay thu hút nhiều dịch hại hơn bình thường.

>>> Tham khảo thêm: Cách làm phân vi sinh

Cách sử dụng dịch đạm cá bón cây hiệu quả

1 lít dịch đạm cá + 1 gói nấm trichoderma 200gr + 100 lít nước sạch —-> Khuấy đều —> Lọc bã lấy dịch cá vi sinh

  • Dịch đạm cá sẽ dùng để phun, xịt ướt đều toàn lá, thân, gốc rễ của cây
  • Bã lọc của cá, cho vào bón gốc cho cây trồng
  • Sử dụng chung dịch cá với nấm đối kháng trichoderma sẽ làm tăng gấp 2 – 3 lần hiệu quả hấp thu dịch đạm cá của cây trồng
  • Định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng dịch đạm cá tưới cây một lần

>>>Tham khảo thêm: Nấm Trichoderma là gì?

Các câu hỏi thường gặp về cách ủ phân cá

Có nên ủ cá bằng cách vùi cá với đất không?

Không nên nhé, vì khi vùi cá với đất thì chất lượng phân cá kém hơn rất nhiều so với cách ủ dịch đạm cá bằng men vi sinh EMZEO.

Ủ cá có cần dùng thêm enzyme protease bên ngoài không?

Không cần, vì men ủ cá EMZEO chính là chế phẩm cung cấp enzyme ( protease) vi sinh vật phân giải protein cơ thịt cá rồi.

Ủ phân cá có mùi rất hôi thì có sử dụng được không?

Vẫn sử dụng được, tuy nhiên bạn phải dùng chế phẩm khử mùi hôi EMZEO bổ sung vào dịch đạm cá: 1 gói EMZEO 200gr + 500ml mật rỉ đường xử lý khử mùi cho 20 – 30 lít dịch đạm cá.

Phân cá có mấy loại?

Hai loại, đó là đạm cá dạng dịch và phân cá dạng viên

Sử dụng dịch cá tưới gốc hay phun lá tốt hơn?

Sử dụng phun lá, thân tốt hơn vì hiệu suất hấp thu dịch đạm cá qua lá và thân lớn hơn gấp 1000 lần qua rễ. Tốt nhất là phun phân cá ướt toàn bộ bề mặt lá, thân và gốc cây trồng?

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các bước và phương pháp để ủ phân cá đúng cách, tạo nguồn phân đạm dinh dưỡng tự nhiên giúp cây trông tươi tốt. Với kiến thức nông nghiệp và kinh nghiệm đã chia sẻ, Hoa Cúc Xanh hy vọng bà con sẽ thành công trong việc ủ phân đạm cá tại nhà, giúp vườn cây nhà mình có thêm một nguồn phân bón hữu cơ hiệu quả và an toàn. Mọi thông tin cần tư vấn hướng dẫn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.

>>>Tham khảo thêm một số Cách ủ phân hữu cơ hiệu quả khác mà Hoa Cúc Xanh đã chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *