Trồng cây vú sữa Mica 1.5 – 2 năm cho trái, quả có màu tím đậm, trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khác với các loại vú sữa thông thường, Vú Sữa Mica khi chín thì không còn mủ, vỏ mỏng, phần thịt dày ngọt thanh hơn rất nhiều mang lại giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chính vì thế, trong những năm gần đây, giống cây vú sữa mica nó đã trở thành loại cây giống ăn trái mới rất “HOT” được nhiều nhà nông miền tây lựa chọn.
Nhận thức được mong muốn tìm hiểu của bà con. Hoa Cúc Xanh xin chia sẻ những kinh nghiệm kỹ thuật trồng cây, hướng dẫn cách trồng cây vú sữa mica nhanh lớn, các lưu ý khi chọn giống, điều kiện vùng miền, thời tiết, quy trình trồng và chăm sóc cây vú sữa mica từ lúc bắt đầu xuống đất giâm trồng đến khi cây lớn thu hoạch, sẽ được hướng dẫn cụ thể ở nội dung bên dưới. Mời bà con cùng tham khảo nhé!
Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mica
Mục lục
Giới thiệu về cây vú sữa mica và các đặc điểm nổi bật
Nguồn gốc cây vú sữa mica
Về nguồn gốc, vú sữa mica hay còn gọi là vú sữa tím xuất xứ từ huyện Sơn Định thuộc tỉnh Bến Tre. Vú sữa mica xuất hiện do sự đột biến gen của cây vú sữa thường. Giống này lớn rất nhanh và đặc biệt cho trái sớm nên được người dân nhân giống rồi đem bán.
Đặc điểm cây vú sữa mica
Về quả:
- Trái to: 700-800g/trái (tùy điều kiện chăm sóc) quả có màu tím đậm, trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khác với vú sữa thường, vú sữa mica khi chín thì không còn mủ, vỏ mỏng, phần thịt dày, hạt không có bao và ngọt thanh hơn rất nhiều.
- Với các loại vú sữa khác như vú sữa Lò Rèn, vú sữa bơ hồng, khi chín, quả nhiều nước, nhiều mủ khi ăn nhũ sẽ dính vào môi gây cảm giác khó chịu, có vị chát.
- Vú sữa thông thường khi ăn ta phải nắn cho mềm mới có thể ăn được. Vú sữa mica thì vỏ mỏng, giòn, ngon ngọt hơn nhiều.
Về cây:
- Cây ra trái chỉ sau 2 năm trồng bằng việc chiết ghép cành. Khi trưởng thành, cây cao khoảng từ 2m-20m. Cây lớn rất nhanh, cho cực nhiều trái, tỉ lệ đậu trái lên đến 98% và không cần can thiệp để cây ra quả.
- Cây ra rất nhiều hoa, lứa đầu có thể đạt đến 40-50 quả. Nếu ta chăm cây theo chuẩn, đủ dinh dưỡng thì sau vài năm cây có thể cho năng suất vài trăm quả đối với cây trưởng thành. Quả có trọng lượng lớn, có quả lên tới gần 1kg to hơn nhiều so với vú sữa thường.
- Khác với vú sữa thường, vú sữa mica có lá bầu dục, phần đuôi tròn. Đặc biệt, cây có khả năng chịu mặn cao. Kể cả khi bạn có lấy nhầm nước mặn tưới cho cây thì cây cũng không hề hấn gì.
Đặc điểm cây vú sữa mica
Giá trị dinh dưỡng của vú sữa mica
Vú sữa tím Mica là loại quả không chỉ được nhiều người ưa chuộng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng và có nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe.
- Vú sữa chứa các dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Ở phần thịt quả vú sữa có các dưỡng chất như: sắt, photpho, calo, protein, magie,… Khi ăn vú sữa, các dưỡng chất này sẽ được chúng ta hấp thu giúp cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, vú sữa còn rất tốt cho trẻ em và phụ nữ đang có thai và cho con bú.
- Loại trái cây này ngoài các dưỡng chất trên còn có vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt, sáng da, tránh các bệnh thị lực. Chất chống oxy hóa có trong vú sữa sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp da hồng hào hơn, trị các bệnh nhiễm trùng. Lượng chất xơ và nước có trong quả vú sữa cao, từ đó quả vú sữa sẽ giúp giảm được glucose trong máu. Ngoài ra, nhờ vào lượng chất xơ này, bạn có thể trị táo bón, tránh ăn không tiêu.
- Ngoài ra, vì hàm lượng chất xơ có trong vú sữa rất cao sẽ làm dịu dạ dày, giúp tiêu hóa chậm và hấp thu dưỡng chất nhiều hơn, bạn sẽ không có cảm giác đói, giúp giảm cân hiệu quả
- Vú sữa tím Bến Tre giúp xương chắc khỏe. Theo các nhà khoa học, lượng canxi trung bình có trong 100g vú sữa là 18mg canxi. Vì thế, ăn quả vú sữa sẽ giúp cho xương được chắc khỏe, đặc biệt là trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.
- Đặc biệt vú sữa Mica còn rất tốt cho phụ nữ mang thai. Để bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình trong thai kì, các bà bầu nên ăn quả vú sữa kèm với các thực phẩm khác. Giúp cho bé được khỏe mạnh, tránh còi xương, thiếu máu. Ngoài ra, ăn vú sữa sẽ giúp cho các mẹ tránh bị hao hụt canxi, có sức khỏe để nuôi con tốt hơn.
Các điều kiện để cây vú sữa mica phát triển tốt
Điều kiện nhiệt độ
Vùng khí hậu nhiệt đới là nơi lí tưởng để vú sữa mica sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp là khoảng từ 22-34 độ C. Cây chỉ có thể ra hoa tốt khi mà nơi trồng có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Cây không chịu được gió lớn bởi rễ nông và tán lại quá dày.
Đất trồng
Vú sữa mica sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trên các loại đất phù sa ở ven sông, hay là đất thịt nhẹ. Đất trồng cây yêu cầu phải thoát nước tốt, độ pH khoảng từ 5.5 cho đến 6.5 và độ cao không quá 400m tính từ mặt nước biển
Nếu không có đất phù sa ven sông thì bạn có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao hay đất vườn cũ. Bạn chỉ cần vài bước xử lí như sau là có thể đem vào trồng cây: 1-1.5kg cho một mô vôi và phơi 15-30 ngày trước khi trồng.
Mật độ và thời điểm trồng
nếu bạn có nguồn nước dồi dào và chủ động thì có thể trồng cây vú sữa mica vào mọi thời điểm trong năm. Nhưng lời khuyên đưa ra là bạn nên trồng vào mùa mưa vì như thế sẽ tốn ít công tưới hơn.
Tùy vào điều kiện và cách bố trí vườn của người trồng mà ta có thể trồng cây theo khoảng cách như sau: các hàng cách nhau 6m, khoảng cách giữa các cây là 8m, tối đa khoảng 20-22 cây/ha.
Lựa chọn cây giống vú sữa mica đạt chuẩn
Mỗi một phương pháp nhân giống sẽ có cách và tiêu chuẩn chọn giống khác nhau.
- Với phương pháp chiết cành: bạn nên chọn những cây cho năng suất chất lượng tốt và đang ở trong độ tuổi từ 6-10 năm. Sau đó, bạn chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh và khoảng 12-14 tháng tuổi. Cành phải nằm ngang và da hóa gỗ. Tuyệt đối không sử dụng cành vượt để chiết.
- Với phương pháp ghép: có nhiều cách ghép nhưng phổ biến nhất vẫn là ghép áp cành treo bầu và ghép mắt.
Lựa chọn cây giống vú sữa mica đạt chuẩn
Mua Cây Vú Sữa Tím Mica từ nơi quen
Lo sợ Mua Cây Giống qua Online thì nhiều người lựa chọn cách Mua Cây Giống qua những nơi quen biết. Điều này sẽ tránh được nguy cơ mua phải cây giống không đúng. Nhưng để chọn nơi mua quen biết, Bạn cũng cần tham khảo kỹ lưỡng và chỉ chọn mua tại Công ty uy tín để tránh bị đánh tráo cây giống.
Mua tại cây giống tại vườn ươm uy tín
Người ta vẫn thường có câu nói chỉ mua sản phẩm khi mắt thấy, tai nghe để đảm bảo chắc chắn, nhất là khi thị trường thật giả lẫn lộn như hiện nay. Bạn có thể đến tận vườn ươm để tìm hiểu kỹ về cây giống và có sự so sánh giữa các loại Vú Sữa khác. Qua đó, đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn và giúp Bạn lựa chọn cho mình loại cây giống phù hợp với nhu cầu.
Quy trình trồng cây vú sữa mica
Thiết kế vườn
- Để có thể chắc chắn và cho ra một khu vườn đẹp, chất lượng thì bạn nên vẽ sơ đồ khu vườn. Bạn có thể vẽ sơ đồ theo mương, liếp dễ quản lí, chăm sóc.
- Tiếp đó bạn đào mương, lên liếp. Nếu trồng ở đất ruộng yêu cầu mương sâu 1-1.5m, liếp phải rộng từ 7-10m.
- Nên bố trí hệ thống tưới tiêu để có thể chủ động nguồn nước.
- Ngoài ra, vú sữa mica có đặc điểm rễ nông, không chịu được gió lớn nên chúng ta phải trồng hàng cây chắn gió. Hàng cây cây chắn gió yêu cầu phải thẳng góc với hướng gió. Không chỉ có tác dụng chắn gió, hàng cây này còn giúp giữ ẩm, giúp cây quang hợp tốt, thụ phấn và ra trái cũng tốt hơn.
Chuẩn bị đất
Bạn có thể dùng đất mặt ruộng, đất vườn hay đất bùn ao và xử lí bằng cách như sau: khoảng từ 1 đến 1.5kg vôi trên một mô và phới 15-30 ngày trước khi trồng.
Chuẩn bị mô
Đường kính mô yêu cầu từ 0.8-1m, chiều cao từ 0.4-0.7m.
Trồng cây
Đặt bầu cây thẳng đứng, ngang với mô đất sau đó tiến hành cắt bỏ vỏ bầu và lấp đầy đất. Giai đoạn đầu, chúng ta cần hạn chế ánh ánh sáng trực tiếp của mặt trời bằng cách tạo bóng râm cho cây trong 1-2 năm đầu.
Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng tới rễ của vú sữa mica chính vì vậy bạn nên tủ gốc cho cây và lúc tủ thì cách gốc từ 30-50cm.
cây vú sữa mica cho trái chín bóng đẹp
Cách chăm sóc cây vú sữa mica
Tưới tiêu
Tuy vú sữa mica là loại cây chịu mặn cực tốt nhưng chúng ta cũng cần phải cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô và khi ra trái và lúc quả sắp chín. Đặc biệt, sau thời kì khô hạn, tưới nước sẽ giúp cây ra hoa đồng loạt và tỉ lệ đậu trái cao.
- Giai đoạn cây con: đây là giai đoạn mà chúng ta cần phải cấp đủ nước cho cây. Mật độ tưới một ngày khoảng từ 3-5 lần mỗi lần 20-30 lít cho một cây vào mùa hạ. Điều này sẽ làm giảm tỉ lệ cây chết và giúp cây phát triển tốt trong ba năm đầu.
- Giai đoạn ra hoa và quả: bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây với mật độ 2-3 lần một ngày.
Phân bón cho cây vú sữa mica
chúng ta bón phân cho vú sữa mica theo hai thời kì:
Thời kì kiến thiết cơ bản: khoảng một năm sau khi trồng bạn nên bón khoảng 20-30g DAP hòa với 20 lít nước bón một tháng một lần. Khi cây được 1-3 tuổi, ta nên bón hỗn hợp phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với trọng lượng từ 1-2kg theo tỉ lệ 1:1:1. Ta chia làm 4 lần bón mỗi lần cách nhau từ 2-3 tháng.
Thời kì cây trưởng thành, ra quả ổn định: lúc này, chúng ta sẽ bón phân 4 lần vào các giai đoạn sau xử lí ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước khi thu hoạch tầm 1-2 tháng.
- Lần 1: xử lí ra hoa: ta sẽ bón 5-10kg vôi ngay sau khi đã thu hoạch vụ trước. Khoảng 10-15 ngày sau, ta bón tiếp hỗn hợp 20 – 40kg phân hữu cơ, 3-4kg NPK (20-20-15).
- Lần 2: khi quả có đường kính 1cm: người trồng sẽ bón khoảng 1-2kg Urea + 1-2kg DAP/cây.
- Lần 3: khi quả có đường kính 3cm: ta bón 2-3kg phân NPK 20-20-15 + 1-2 kg KCl/cây.
- Lần 4: trước khi thu hoạch 1-2 tháng: người dân nên bón 1–2kg phân NPK +1-2 kg KCl/cây.
Phòng bệnh cây vú sữa mica
Về sâu hại: các loại sâu hại chính gồm có:
- Sâu đục quả: bắt đầu gây hại từ khi trái quả có đường kính 2cm cho tới khi chín.
- Sâu ăn bông: xuất hiện khi cây bắt đầu ra hoa.
- Sâu đục cành: loại sâu này gây hại quanh năm trên cành nên cần phải theo dõi thường xuyên.
- Rệp sáp: gây hại trên tất cả bộ phận của cây vú sữa mica. Chúng xuất hiện vào mùa khô.
Về bệnh hại:
- Bệnh thán thư: làm thối quả.
- Bệnh thối quả: do quá trình thu hoạch và vận chuyển sai cách.
- Bệnh bồ hóng: bệnh này thường kèm theo rệp sáp gây gây ảnh hưởng lớn tới quá trình quang hợp và chất lượng của trái.
Người dân nên theo dõi thường xuyên để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời. Ta có thể cắt tỉa những cành sâu bệnh, và những cành phía trong tán tạo sự thông thoáng cho cây. Ngoài ra, người trồng có thể dùng thuốc sinh học hoặc những loại thảo mộc để phun cho cây.
Cắt tỉa cây vú sữa mica
- Những năm đầu tiên, bạn nên tỉa bớt cành chỉ để lại những cành trên cao và cành phân bố đều về các hướng. Điều này sẽ tạo cho cây có tán tròn đều. Lúc này, chúng ta nên khống chế chiều cao của cây sao cho không vượt quá 5m.
- Chúng ta cần cắt bỏ những loại cành như sau: cành mắc sâu bệnh hại, cành mọc vượt, cành ốm yếu, cành mọc sát đất. Đối với vườn vú sữa mica đã thu hoạch, người trồng nên loại bỏ những cành yếu, cành mọc đứng trong tán,…tạo sự thông thoáng cho cây, kích thích chồi mới phát triển.
- Bạn có thể cưa ngắn những cành vươn cao, ít lá, kém phát triển, chỉ để lại tầm 50-60cm tính từ gốc cành. Để tránh đọng nước, bạn nên để vết cưa 45 độ và sau khi cưa thì phết sơn lên bề mặt.
- Khoảng 1 tháng sau, tại vết cưa sẽ mọc nhiều chồi mới nhưng bạn nên tỉa bớt chỉ để lại từ 1-2 chồi khỏe, phân bố đều các hướng. Chồi được tầm 50cm thì bạn tiến hành hủy đỉnh sinh trưởng để chồi phân cành.
- Khoảng thời gian này, ta nên chú ý theo dõi các loại sâu bệnh hại để kịp thời xử lí. Đối với vườn cây trên 20 năm tuổi, bạn có thể tiến hành đốn để làm trẻ hóa nếu cây quá cao. Việc này diễn ra trong khoảng 2-3 năm liên tục. Cành mới có thể cho trái khi được 15-18 tháng.
Các câu hỏi thường gặp về cách trồng vú sữa mica
Trồng vú sữa mica bao lâu có trái?
Giống vú sữa mica khi bạn trồng từ cây chiết hoặc cây ghép cành (nhà vườn gọi là chui cành) thì khoảng 1,5-2 năm ta sẽ thu lứa trái đầu tiên.
Năng suất giống vú sữa mica?
Cao bậc nhất trong nhóm các cây vú sữa. Cây trưởng thành khi ba năm tuổi đã cho trái ổn định, tính trung bình 1 cây cho 100 trái, 1 trái 400-500gram. Từ năm thứ 6,7 trở về sau, cây cho nhiều trái hơn (vú sữa mica thuộc dạng cây ăn trái lâu năm), đạt bình quân 300 trái/ cây/ năm.
Đất thích hợp trồng giống vú sữa mica?
Giống này không kén đất, trừ những đất xấu không thích hợp trồng cây ăn trái như đất sỏi, nhiễm phèn mặn, đất xám, bạc màu,…Còn lại đều có thể trồng được giống vú sữa mica. Đặc biệt, giống này rất khỏe, có khả năng chịu hạn và chịu mặn khá tốt. Có thể giúp nông dân ở một số vùng có khoảng thời gian bị nước lợ vẫn trụ cây sống được.
Khoảng cách trồng cây giống vú sữa mica?
6m*6m là phù hợp với giống vú sữa mica. Bạn trồng đều hoặc theo kiểu nanh sấu đều được. Tùy theo kích thước của liếp ta sẽ sắp xếp cây phù hợp. Như vậy 1 công đất trồng được khoảng 28 cây vú sữa mica. 1hecta trồng được 280 cây vú sữa mica.
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về cách trồng cây vú sữa mica, điều kiện phát triển, quy trình trồng và chăm sóc, cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp. Hy vọng kiến thức này sẽ hỗ trợ bà con trong việc trồng và chăm sóc cây vú sữa mica hiệu quả, tạo ra khu vườn xanh tươi và có giá trị kinh tế. Mọi thông tin cần tư vấn hướng dẫn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới. Hoa Cúc Xanh kính chúc bà con thành công, bội thu!
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây vú sữa Hoàng Kim