Cây Kim Ngân bị vàng lá phải làm sao? Là câu hỏi mà nhiều người yêu cây cảnh quan tâm. Cây kim ngân là một loại cây cảnh phổ biến, có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Tuy nhiên, nhiều người trồng cây kim ngân gặp phải tình trạng lá vàng, rụng lá, làm mất đi vẻ đẹp và sức sống của cây. Đây là dấu hiệu cho thấy cây kim ngân đang bị thiếu chất dinh dưỡng, bệnh hại hoặc bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên nhân và cách khắc phục khi cây kim ngân bị vàng lá.
Cây Kim Ngân Bị Vàng Lá Phải Làm Sao
Mục lục
Những nguyên nhân khiến cây Kim Ngân bị vàng lá
Những nguyên nhân khiến cây Kim Ngân bị vàng lá
Theo những kinh nghiệm về chăm sóc cây trồng, trường hợp cây Kim Ngân bị vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như ánh sáng, nhiệt độ, tưới nước và chất đất. Bạn cần nắm được đúng nguyên nhân thì mới có thể giải quyết tình trạng này và giúp cây phát triển tốt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Ánh sáng không đủ hoặc quá nhiều: Ánh sáng là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của Kim Ngân. Theo đó, nếu bị thiếu ánh sáng, quá trình quang hợp bị gián đoạn thì có thể gây ra lá vàng. Ngược lại, ánh sáng mặt trời quá mạnh cũng có thể khiến lá cây bị cháy.
- Lượng nước tưới không đúng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà bạn cần phải chú ý. Việc tưới nước quá nhiều hoặc thiếu nước đều có thể khiến rễ mục nát, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
- Nhiệt độ không phù hợp: Cây Kim Ngân phù hợp với môi trường nhiệt đới ẩm, nên nếu sống trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây, gây vàng lá.
- Đất trồng không phù hợp: Đất vừa là yếu tố giúp cây vưỡng chắc, vừa cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc bị tắc nghẽn thì rất dễ bị vàng lá.
- Quá trình lão hóa: Khi cây lớn lên, lá sẽ già đi rồi ngả sang màu vàng và rụng xuống. Bạn chỉ cần cắt tỉa những chiếc lá cũ, úa vàng đó để tránh lây lan sang những lá bên cạnh.
Làm gì khi cây Kim Ngân bị vàng lá?
- Thay đổi vị trí của cây: Để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thì bạn cần lựa chọn vị trí đặt cây phù hợp, có ánh sáng vừa đủ.
- Tưới nước đúng cách, đúng liều lượng: Kiểm tra đất để biết được mình có tưới đủ nước hay không? Đất phải luôn ẩm, khi đất khô thì hẵng tưới lại. Bạn cần tưới từng ít một, nhẹ nhàng xuống mặt đất, không nên tưới nước lên phần gốc hay thân cây.
- Kiểm soát nhiệt độ phù hợp: Nếu đặt trong nhà thì tránh đặt ở gần máy điều hòa hoặc nguồn nhiệt để đảm bảo không quá nóng hoặc lạnh. Chỉ đưa ra ngoài, hấp thụ ánh sáng tự nhiên trong khoảng thời gian nhất định.
- Lựa chọn đất trồng phù hợp: Khi trồng cây Kim Ngân bạn nên lựa chọn những loại đất tốt như Namix, là đất có độ thoát nước tốt, tơi xốp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không cần phối trộn gì khi mua về.
- Kiểm tra tình trạng của cây: Đôi khi, lá vàng có thể là dấu hiệu của nhiễm sâu bệnh hoặc vi khuẩn, vậy nên cần kiểm tra kỹ và xử lý bệnh tật kịp thời.
Cách chăm sóc cây Kim Ngân để cây phát triển tốt, xanh lá
- Khi trồng cây Kim Ngân trong chậu thì bạn nên chọn chậu phù hợp với kích thước và hình dáng của cây. Chậu phải có lỗ thoát nước thừa để tránh đất bị khô, vón cục cản trở đến việc thoát nước của cây. Lựa chọn những loại đất sạch, an toàn, nhiều dinh dưỡng như đất trồng cây cảnh để rễ cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Dù là cây trồng trong nhà nhưng bạn cũng cần đưa cây ra ngoài hứng ánh nắng một lần/ tuần để cây có thể quang hợp, tạo ra diệp lục giúp lá cây luôn xanh tốt. Nên đem cây ra ngoài trời từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, phơi tầm 1 đến 2 tiếng là được rồi.
- Bón phân hữu cơ cho cây, khoảng 2 tuần đến 1 tháng bạn sẽ bón phân cho cây 1 lần.
Tưới nước cũng cần một lượng vừa phải, tuần sẽ tưới từ 2 đến 3 lần và chỉ nên tưới lại khi mặt đất đã khô ráo.
Cách chăm sóc cây Kim Ngân để cây phát triển tốt
Một số bệnh thường gặp khi trồng cây
Cây Kim Ngân bị đốm lá
- Đây là bệnh báo hiệu việc cây thiếu chất dinh dưỡng, nhất là kali. Bạn nên pha loãng cùng nước và tưới quanh gốc để bổ sung kali cho cây.
- Rầy và rệp tấn công cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá. Bạn có thể dùng thuốc Diazan để xịt cho cây, liều lượng vừa đủ. Bên cạnh đó phải lau lá thường xuyên bằng nước muối pha loãng cho cây sáng, đẹp và khỏe mạnh.
Cây Kim Ngân bị đốm lá
Cây Kim Ngân bị thối rễ
- Thối rễ rất dễ gặp khi trồng và chăm sóc cây Kim Ngân. Đây là hậu quả của việc tưới nước nhiều hay do nhiệt độ trồng cây không phù hợp.
- Nếu bạn nhận thấy cây có dấu hiệu thối rễ, thì cần phải lấy cây ra khỏi chậu ngay. Sau đó, dùng dao cạo nhẹ một mảng lớp vỏ cây để kiểm tra thân cây còn xanh hay là xám nâu.
- Nếu thân cây đã chuyển sang màu xám nâu thì không thể cứu chữa được nữa. Còn nếu thân cây còn xanh, bộ rễ vẫn còn những đoạn khỏe, thì có thể rũ bỏ sạch lớp đất cũ khỏi rễ cây. Sau đó, dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần rễ bị thối.
- Tiếp đến là dùng đất mới để trồng lại cây, nên lựa chọn đất tơi xốp, giữ được ẩm nhưng vẫn thoát nước tốt.
Phần tết bím của cây bị bệnh
Phần tết bím của cây bị bệnh
- Nhiều người khi trồng Kim Ngân thường uốn cong cây hoặc tết bím cho cây. Theo đó, phần tết bao gồm nhiều thân cây quấn vào nhau nên dễ bị các sọc hẹp hoặc dễ thối. Nếu phát hiện dấu hiệu bị bệnh, bạn nên tháo các thân càng sớm càng tốt.
- Ngoài ra, cây còn bị những ấu trùng bọ rùa và ruồi ichneumon hay bám trên lá cây vào mùa đông. Hãy cùng dung dịch xà phòng hoặc rượu để phun xịt đuổi chúng đi.
- Những con nhện đỏ nhỏ cũng hay đóng mạng nhện ở nách lá, người trồng nên gỡ mạng, đuổi nhện đi. Còn trường hợp lá và thân cây bị nấm hay ấu trùng ruồi đen gặm nhấm thì phải phủ lớp nền bằng cát mỏng hoặc sỏi mịn và phun thuốc chuyên dụng.
Lưu ý khi chăm sóc cây kim ngân
Cây kim ngân là một loại cây cảnh phổ biến, có nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Tuy nhiên, để chăm sóc cây kim ngân tốt, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn chậu cây phù hợp với kích thước và hình dáng của cây. Chậu cây nên có lỗ thoát nước và đĩa hứng để tránh ướt ẩm quá mức.
- Đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên đủ, nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Cây kim ngân thích hợp với nhiệt độ từ 18-25 độ C, không chịu được rét và nóng quá cao.
- Tưới nước cho cây đều đặn, khoảng 2-3 lần/tuần vào mùa khô và 1 lần/tuần vào mùa mưa. Nước tưới nên sạch và có độ pH từ 6-7. Không tưới quá nhiều hoặc quá ít để tránh gây thối rễ hoặc khô héo.
- Bón phân cho cây từ 2-3 tháng/lần, sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hóa học dạng lỏng. Không bón quá nhiều phân để tránh gây cháy lá hoặc làm giảm khả năng chịu bệnh của cây.
- Cắt tỉa lá và cành bị khô, héo hoặc bị sâu bệnh để giữ cho cây luôn xanh tốt và phát triển đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỉa để tạo dáng cho cây theo ý thích.
Cây kim ngân là loại cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng cây kim ngân bị vàng lá, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của cây. Để khắc phục hiện tượng này, bạn cần tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Với những chia sẽ mà tôi đã giới thiệu cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc cây kim ngân tốt hơn. Chúc bạn thành công!
>>>Tham khảo thêm: