Trồng dâu tây thủy canh là một phương pháp tuyệt vời để dâu tây phát triển tốt và đồng thời giúp khu vườn của gia đình bạn có thêm màu sắc thật bắt mắt. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thành công với cách trồng rau sạch này, vì thế Hoa Cúc Xanh sẽ chia sẻ cách trồng dâu tây bằng phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà một cách rõ ràng cụ thể nhất để các bạn cùng tham khảo nhé.

Trồng dâu tây thủy canh có khó khăn không ?

Dây tây là một trong những loại quả có giá trị cao trên thị trường hiện nay, có thể ăn tươi trực tiếp hoặc dùng để chế biến thành mứt, ép nước uống. Do đó cách trồng dâu tây bằng thủy canh ngay tại nhà đang được nhiều gia đình áp dụng.

Phương pháp trồng dâu tây thủy canh không chỉ mang lại cho bạn những nguồn dâu tây sạch tươi mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc.

Việc trồng dâu tây thủy canh khá đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều so với trồng dâu bằng đất.

Trồng dâu theo phương pháp thủy canh tại nhà

Dâu tây là loại cây có bộ rễ chùm, thân thảo và kích thước ngắn. Đối với quả dâu thì được treo trên thân mỏng vì thế nếu không có kỹ thuật trồng dâu đúng đắn thì sẽ dễ bị chạm xuống đất, làm ảnh hưởng đến độ tươi ngon nhất định của quả dâu.

Dâu tây là loại cây cũng thường dễ mắc phải các loại bệnh nấm và sẽ bị tác động bởi các xương muối. Vì vậy bạn cần chú ý đến việc gieo trồng vì nó luôn đòi hỏi kỹ thuật cao cũng quá trình chăm sóc tỉ mỉ cho cây.

 Hướng dẫn các bước trồng dâu tây thủy canh đậu nhiều trái

Bước 1: Chuẩn bị hệ thống thủy canh trồng dâu tây

Cần chuẩn bị các vật dụng, dụng cụ trồng dâu thủy canh như sau:

  • Chuẩn bị thùng xốp đã được đụt lỗ sẵn dưới đáy thùng
  • Ni lông đen và rọ để trồng cây dâu
  • Giá thể thì sử dụng xơ dừa hoặc các loại giá thể chuyên dụng
  • Dung dịch thủy canh phù hợp với cây. Ống dẫn nước từ bồn đến giàn thủy canh
  • Bạn cần chuẩn bị bút đo độ PPM và bút đo PH để dễ dàng kiểm soát nồng độ
  • Hạt giống hoặc cây dâu tây

Bước 2: Xử lý giá thể

Muốn làm sạch giá thể chỉ việc bằng cách ngâm giá thể và rửa qua nước sạch, việc làm này để cho độ ẩm trong giá thể đều nhau, không được làm tác động đến độ PH của nước .

Giá thể như xơ dừa thủy canh thì có thành phần dinh dưỡng cao. Có nhiều hợp chất hữu cơ tốt cho sự phát triển của cây, xơ dừa thoáng khí giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ được nhiều các chất dinh dưỡng từ dung dịch thủy canh đi nuôi cây, giữ ẩm hoàn toàn cho bộ rễ.

Bước 3: Tiến hành trồng cây dâu tây thủy canh

Đối với cây giống: Bạn cần đặt cây con nhẹ nhàng vào rọ nhựa thủy canh đã có sẵn giá thể. Cho phần rễ xuống sâu tầm khoảng 5cm, cho thêm giá thể vào rọ và tưới nước phun nhỏ giọt để giữ ẩm cho cây. Sau đó, bạn đưa rọ lên giàn thủy canh, thời gian sau cây sẽ được phát triển tốt trong dung dịch dinh dưỡng.

Đối với hạt giống: Bạn gieo hạt giống vào rọ nhựa có giá thể, không gieo quá nhiều hạt cùng lúc, tiếp đến cần tưới nước dạng phun sương để giữ độ ẩm cho hạt. Khi cây nảy mầm và ra lá, bạn bắt đầu đưa các rọ trồng lên hệ thống thủy canh để cây được phát triển tốt hơn.

Bước 4: Chăm sóc cây dâu tây

Cây dâu tây sẽ cho ra hoa trong vài tuần đầu tiên khi bạn trồng. Nhưng để tốt nhất bạn cần ngắt hoa đi trong 4 đến 5 tuần đầu tiên khi có hoa vì làm như thế để cây dâu có thể phát triển rễ và thân một cách chắc chắn nhất. Sau đó thì bạn đã có thể thu được lượng dâu tây với năng suất cao hơn.

Thụ phấn cho cây dâu bằng cách cọ quét nhẹ nhàng vào hoa ngay sau khi hoa mới nở. Có thể sử dụng quạt để cây thụ phấn tự nhiên.

Tăng cường bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây, thay đổi nước dinh dưỡng theo kỳ 2 tuần 1 lần để duy trì độ pH. Độ pH nên được duy trì trong khoảng 5,8 – 6,2 để đảm bảo sự hấp thu dinh dưỡng tối đa để cây sản xuất hoa và quả hiệu quả nhất.

Bước 5: Thu hoạch

Bạn có thể thu hoạch quả dâu tây khi quả chuyển sang màu đỏ, căng mọng. Sau khi hái để bảo quản lâu thì bạn nên để nguyên gốc, để trong tủ lạnh với nhiệt độ 0 đến 5 độ C. Dâu là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất thơm ngon nên bạn có thể chế biến được nhiều cách riêng biệt như: nước ép, sinh tố, trộn salad,…

Các lưu ý khi trồng dâu tây theo phương pháp thủy canh

Bạn nên chọn những loại dung dịch dùng cho phương pháp thủy canh chuyên sử dụng cho dâu tây và pha dung dịch theo tỷ lệ đúng với từng giai đoạn sinh trưởng của cây dâu tây.

Nhiều loại giống dâu tây chỉ phù hợp với những vùng khí hậu lạnh với nhiệt độ thích hợp nhất là 10 độ đến 25 độ C. Nếu trồng dâu với thời tiết nắng nóng kéo dài, cây dâu có thể không ra hoa hoặc quá trình đậu quả cũng rất kém.

Bạn cần ngắt bỏ các chùm hoa xuất hiện đầu tiên để có thể tăng cường sự sinh trưởng và giúp lượt ra hoa sau đó được hiệu quả nhất.

Đặt dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 7 đến 30 độ.

Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, trong quá trình chăm sóc bạn phát hiện cây dâu có sâu bệnh thì có thể bắt bằng phương pháp cơ học, thay thế những cây xấu, cây héo đi.

Thời gian để chiếu sáng cho dâu tây tốt nhất vào khoảng thời gian không quá 12 giờ trên ngày. Tránh cho dung dịch thủy canh quá nhiều làm ngập toàn bộ rễ cây dâu vì nó sẽ dần khiến cây bị nghẹt thở và chết.

Bạn thường xuyên bổ sung nước sạch cho cây dâu để cây luôn được tươi xanh và phát triển một cách mạnh nhất.

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy trồng dâu bằng phương pháp này không hề khó khăn, mọi gia đình đều có thể áp dụng vào khu vườn của mình. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn sở hữu được những làn dâu tây xinh xắn, tươi ngon nhé. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin thì hãy liên hệ qua Hotline: 0939568950 để nhận được sự tư vấn từ Hoa Cúc Xanh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *