Củ dền là một loại rau củ tự nhiên giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trồng củ dền tại nhà sẽ giúp gia đình nhà bạn có một loại rau củ phòng ngừa ung thư, cải thiện gan, chống lại viêm nhiễm, trị viêm loét dạ dày, cân bằng huyết áp, giúp bài độc, chống đột quỵ, ngừa bệnh tim, đẹp da…
Có nhiều cách trồng củ dền bằng phương pháp gieo hạt như là trồng trong thùng xốp, trong chậu, trong khay nhựa,… mà ta có thể tự trồng củ dền tại nhà dễ dàng. Vậy làm thế nào để trồng củ dền cho năng suất cao?
Hôm nay, Hoa Cúc Xanh sẽ hướng dẫn cách trồng củ dền đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện.
Mục lục
Trồng củ dền cần chuẩn bị gì?
Thời vụ trồng củ dền
Củ dền đỏ dễ thích nghi với sự thay đổi thời tiết, nên có thể gieo trồng quanh năm, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau vẫn là thời gian thích hợp nhất.
Dụng cụ trồng củ dền
Các loại dụng cụ trồng rau sạch tại nhà như: Xẻng nhỏ, bình tưới, chậu trồng,… cũng có thể tận dụng thùng xốp, xô chậu có sẵn trong nhà.
Để củ dền thoải mái phát triển và vươn dài củ, thì bạn nên chọn loại chậu sâu tối thiểu 20cm. Về kích thước dài, rộng thì tùy vào số lượng bạn muốn trồng, nhưng hãy lưu ý khoảng cách gieo trồng phù hợp là 6-8cm.
Phải đảm bảo các chậu trồng có lỗ thoát nước tốt để rễ cây không bị thối úng.
Đất trồng củ dền
Sản phẩm đất hữu cơ trồng rau ăn củ – quả được nhiều người có kinh nghiệm đánh giá cao và rất phù hợp để trồng củ dền đỏ. Được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ – sạch bệnh, đã được phối trộn đồng nhất và trải qua quá trình ủ vi sinh, đất có độ thoáng khí tốt, dễ bảo quản lại còn an toàn cho sức khỏe.
Củ dền cũng không kén đất, nên bạn có thể tự phối trộn đất tại nhà, sử dụng các nguyên liệu có tính năng thông thoáng tốt và dinh dưỡng thiết yếu là được. Hãy kết hợp rải 1 lớp đất nung dưới đáy chậu để đất dễ thoát nước hơn. Nên phơi ải hỗn hợp đất 5-7 ngày trước khi trồng, tránh còn sâu bệnh trong đất.
Công thức phối trộn: 50% đất trồng (đất thịt phù sa hoặc tribat) + 40% phân hữu cơ (phân trùn quế hoặc các loại phân chuồng đã hoai mục) + 10% giá thể (trấu hun hoặc mụn dừa).
Hạt giống củ dền
Chọn mua hạt giống củ dền tại các cửa hàng hạt giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chú ý ngày sản xuất. Để đạt chất lượng cao thì hạt giống loại cao sản là lựa chọn tốt nhất.
Ngâm ủ và gieo hạt dền
Hạt củ dền có sức sống mạnh mẽ, nên có thể gieo trực tiếp xuống đất, tuy nhiên để tỉ lệ lên mầm cao thì bạn nên ngâm ủ hạt trước khi gieo.
Chuẩn bị nước ấm khoảng 40oC và ngâm hạt từ 3-5 tiếng sẽ giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi đã ngâm xong, hạt được rải lên 1 lớp bông gòn (đã thấm nước ấm) rồi phủ lên 1 lớp bông khác và tưới ẩm.
Đến lúc hạt xuất hiện vết nứt nhỏ thì đem trồng ra đất. Tiến hành xới nhẹ đất trồng khoảng 0.5cm và gieo hạt với khoảng cách cây 6-8cm, hàng cách hàng từ 10-15cm. Nếu gieo vãi hạt thì bạn cần tiến hành nhỏ tỉa khi cây con phát triển, lặp lại 2-3 tuần để cây có đủ không gian phát triển tốt nhất
Hạt được gieo xong, bạn nên phủ 1 lớp đất mỏng lên trên và tưới ẩm đều đặn 1-2 lần/ngày đề đảm bảo đất không bị khô. Sau khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm và ra lá.
Chăm sóc cây củ dền đỏ
Ánh sáng
Củ dền là loại rau củ ưa sáng và phát triển rất tốt khi trồng trực tiếp dưới nắng, chúng cần được chiếu sáng ít nhất 6-8 giờ/ngày. Vậy nên, tốt nhất là đặt chậu trồng ở cạnh cửa sổ đầy nắng, ban công hoặc sân thượng,…
Mặc khác, đèn led nhân tạo sẽ là giải pháp tốt khi bạn không thể trồng cây dưới ánh ánh sáng tự nhiên. Công nghệ đèn kết hợp ánh sáng đỏ-xanh để giúp hạt nảy mầm và lá tổng hợp được chất diệp lục hoặc đèn vàng giúp cho cây quang hợp và tăng trưởng tối ưu.
Tưới nước
Củ dền được trồng để lấy củ, nên cần cấp ẩm tốt cho rễ dễ hấp thu dinh dưỡng. Tưới đều đặn 1-2 lần/ngày vào sáng sớm (7-8 giờ) và chiều mát (4-5 giờ). Không nên tưới vào giờ trưa, sẽ làm hệ thống rễ bị tổn thương. Không tưới nhiều nước gây ngập úng rễ và sâu bệnh dễ tấn công.
Bón phân
Củ dền được 10-15 ngày tuổi thì các cây non phát triển sẽ không đều nửa, bạn nên tỉa bỏ cây yếu hoặc mọc quá dày (không trồng lại vì cây sẽ không phình củ dược). Trong giai đoạn này có thể dùng phân nhiều kali NPK 20-10-20+te tưới cho cây.
Khi cây được 20-25 ngày, cần kết hợp các loại phân bón hữu cơ như: Phân trùn quế hoặc phân gà, phân bò, phân trâu… đã được xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh. Sau đó, cách 15 ngày sau lại bón tiếp phân NPK để cung cấp dinh dưỡng nuôi củ.
Phòng sâu bệnh
Để rau củ được an toàn và không bị sâu bệnh, thì biện pháp tốt nhất là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Củ dền bị sâu khoang tấn công là chủ yếu. Nên kiểm tra cây thường xuyên, sử dụng hỗn hợp dung dịch sinh học phun lên cây mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào phát hiện sâu. Bạn có thể tự pha chế bằng vài nhánh tỏi + 2 quả ớt giã nhuyễn hoặc xay nhỏ ra, cho vào 10ml rượu + 5ml giấm dạo + 1l nước và cho tất cả vào bình phun xịt để dùng dần.
Thu hoạch củ dền đỏ
Để củ dền thêm ngon ngọt thì người nông dân thường dùng nước tưới có pha thêm muối ăn (10l nước + 1 thìa muối) để tưới trước lúc thu hái từ 2 tuần – 1 tháng.
Củ dền được thu hái sau 60-80 ngày trồng và chăm sóc. Bạn có thể tỉa lá hoặc cây nhỏ để chế biến món ăn và nên thu hái củ khi chưa bị già (xơ cứng) để không giảm chất lượng và dinh dưỡng.
Qua bài viết trên, Hoa Cúc Xanh hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để có thể tự tay trồng củ dền tại nhà và có những bữa ăn ngon, nhiều dinh dưỡng với củ dền.
Nếu bạn cần biết thêm về kỹ thuật trồng rau sạch xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhé!