Các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm – Chủ đề này có thể đánh thức niềm đam mê trồng trọt trong bạn. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng chỉ cần trồng một lần, nhưng bạn có thể thu hoạch liên tục trong suốt cả năm chưa? Đó là điều mà tôi đã thực hiện và chứng minh trong khu vườn nhỏ của mình. Tôi trồng và chăm sóc những bụi rau, sau đó thu hoạch những sản phẩm tươi ngon, sạch sẽ cho bữa ăn hàng ngày của gia đình mình. Bài viết này không chỉ mang lại kiến thức mà còn chia sẻ niềm đam mê của tôi với việc trồng trọt. Hãy cùng tôi khám phá những loại rau chỉ cần trồng 1 lần có thể ăn quanh năm trong bài viết sau đây.

Các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm

Các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm

Lợi ích của việc trồng rau 1 lần ăn quanh năm

  • Rau xanh không chỉ là một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một cuộc sống lành mạnh. Việc trồng rau ăn quanh năm không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm hàng ngày, mà còn giúp cải thiện môi trường sống xung quanh và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
  • Có rất nhiều loại rau có thể trồng quanh năm, không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian, công sức, hay kỹ năng chuyên môn. Một số loại rau phổ biến mà bạn có thể trồng để thu hoạch quanh năm bao gồm rau muống, rau ngót, rau răm, rau dền, rau cải… Mỗi loại rau đều có những đặc điểm và lợi ích riêng biệt, nhưng chung quy lại, chúng đều mang lại nguồn thực phẩm xanh, sạch và bổ dưỡng cho gia đình bạn.

Các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại cây cho lá quanh năm và thu hoạch cũng rất dễ dàng. Loại cây ưa nắng nên cần được trồng ngoài trời và bắc giàn cho cây phát triển. Sau 4 tuần trồng là đã có thể tiến hành thu hoạch rau mồng tơi. Thu hoạch bằng cách ngắt lá già và các ngọn rau non. Cây sẽ tự ra lá mới và các ngọn mới để có thể thu hoạch tiếp vào các vụ sau.
Tuy nhiên nhiều gia đình chỉ thu hoạch được lần 1 nhanh còn sau đó cây chững lại và không lớn được mấy. Đó là do cây bị cỗi do thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây mau ra lá con và phát triển đều.

Rau ngót

Rau ngót

Rau ngót

Rau ngót cũng là một loại rau có thể cho lá ăn quanh năm. Tuy nhiên, cách thu hoạch rau ngót có một số điều cần phải lưu ý để cây có thể tiếp tục phát triển tốt thời gian sau đó. Khi cây rau ngót cao khoảng 30 – 40 cm, nên vặt bỏ các lá xung quanh gốc nhằm giúp cho gốc cây được thông thoáng, giữ lại phần lá non gần ngọn để cây phát triển tiếp. Phần lá quanh gốc này, nếu không quá già thì vẫn có thể sử dụng để nấu ăn.
Sau khi trồng rau ngót bằng cành khoảng 2 tháng, chúng ta sẽ được thu hoạch lứa rau ngót lần đầu tiên. Dùng tay tỉa cành hoặc dùng kéo cắt sát thân, hết phần cành lá (khuyến khích dùng kéo).
Không được tỉa hoặc cắt trụi các cành lá trên cây, mà cần bỏ lại khoảng 4 – 5 lá ở phần ngọn để rau ngót có thể tiếp tục phát triển và ra các nhánh mới cho đợt thu hoạch sau. Cần bón phân và chăm sóc tốt để cây có thể cho thu hoạch vụ sau (khoảng 10 – 15 ngày sau lần thu hoạch trước đó).

>>>Tham khảo thêm: Cách trồng rau ngót bằng cách giâm cành đơn giản tại nhà

Chùm ngây

Chùm ngây

Chùm ngây

Chùm ngây là một loại cây tương đối giống với rau ngót nhưng có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng được chú ý hơn rau ngót. Cách thu hoạch chùm ngây cũng rất đơn giản. Khi cây chùm ngây bắt đầu cao lên khoảng 1m5 thì tiến hành thu hoạch. Cắt phần ngọn và chừa lại khoảng cách khoảng 1m.
Ngay đoạn cắt của cây sẽ bắt đầu đâm lên nhiều tược cho đến khi nào cao thì có thể cắt ngang và chừa lại 1 tấc.

Hành lá hoặc hành tím

hành tím

Hành lá hoặc hành tím

Hành là một loại rau gia vị quen thuộc trong các món ăn. Sau khi mua hành lá ngoài chợ về, bạn có thể dùng phần lá để nấu căn còn phần củ màu trắng để lại trồng xuống đất. Sau khoảng 1 tuần sau bạn sẽ có những lá hành mới, khi cần bạn có thể chỉ cắt phần là để yên phần củ dưới đất. Cứ như vậy bạn sẽ có hành lá mỗi khi cần và có thể ăn quanh năm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng hành tím thay thế, tuy lá bé hơn nhưng vẫn có mùi thơm không thua gì hành lá.

>>>Tham khảo thêm: cách trồng hành lá bằng củ hành tím tại nhà cực đơn giản

Khoai tây

Khoai tây

Khoai tây

Khoai tây là một loại lương thực cực kỳ phổ biến và có thể nấu nhiều món canh và món bánh ngon. Khoai tây có thể tự nảy mầm khi không cần trồng xuống đất và không cần tưới nước, nên có thể nói trồng khoai tây không khá khó. Khi mua khoai tây về bạn nên vun chúng vào trong chậu hay thùng đất đã chuẩn bị trước rồi tưới nước lên, hoặc tận dụng những củ khoai tây đã nảy mầm sẵn trong bếp để trồng. Nếu tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cư định kỳ 15 ngày 1 lần thì sớm nhất 7 tuần bạn sẽ có những cr non để ăn. Để có thể thu hoạch lâu dài hơn, bạn không nên nhỏ hết củ dưới đất.

Cây khoai lang

Cây khoai lang

Cây khoai lang có thể trồng bằng củ hoặc trồng bằng thân cây. Có 2 giống khoai lang là giống chuyên lấy củ và giống chuyên lấy lá. Giống nào cũng có thể ngắt đọt hoặc lấy lá để ăn. Vậy nên bạn có thể trồng theo cách nào cũng được hay giống nào cũng được. Khoai lang đẻ nhánh nhanh, mỗi lần bạn ngắt ngọn cây thì sẽ có nhiều nhánh mới mọc ra. Vậy nên cây rau khoai lang là loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm.

>>>Tham khảo thêm: Cách trồng rau lang lấy ngọn ăn mãi không hết

Rau muống

Rau muống

Rau muống

Rau muống là loại cây dễ trồng bậc nhất hiện nay và có thể trồng quanh năm. Rau muống cho thu hoạch trong vòng 4 – 6 tuần sau khi gieo trồng. Khi rau muống cao khoảng 30 – 40cm thì nên cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm.
Sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn bổ sung cho cây bằng cách pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.

Cải xoong

Cải xoong

Cải xoong

Cải xoong sau khi gieo trồng khoảng 30 – 35 ngày là đã có thể tiến hành thu hoạch lứa đầu. Để thu hoạch có thể sử dụng những vụ sau, bạn dùng dao cắt cách gốc 5cm để cây có thể đẻ nhánh. Sau đó cứ 20 – 25 ngày là bạn có thể thu hoạch cải xoong một lần theo kiểu cắt tỉa, cành dài cắt trước, ngắn cắt sau.

Rau đay

Rau đay

Rau đay

Rau đay nếu để quá lứa sẽ khó thu hoạch do lá già, vì vậy sau khi gieo trồng có thể tiến hành thu hoạch khi cây đã cao khoảng 30 – 35 cm. Khi ngắt ngọn, bạn cần chừa lại khoảng 3 – 4 đốt từ gốc của cây để cây tiếp tục phát triển nhiều nhánh nhỏ. Sau đó, bạn vặt bỏ lá gốc già sát mầm nhánh để mầm phát triển. Khi các mầm nhỏ vươn dài tới 25 – 30cm, tiếp tục ngắt ngọn rau để ăn.

Rau dền

Rau dền

Rau dền

Rau dền là loại cây trồng ngắn ngày nên sau khi gieo trồng khoảng 20-30 ngày là có thể thu hoạch, nếu để quá 45 ngày thì cây sẽ bị già, rất khó ăn. Nếu muốn sử dụng rau dền cho vụ sau thì bạn có thể dùng dao, kéo sắc cắt ngang thân cây cách mặt đất từ 8-10cm và tiến hành bón phân để cây tiếp tục ra nhánh mới.

>>> Xem thêm: Cách trồng rau dền bằng hạt đơn giản tại nhà

Xà lách

Rau xà lách

Xà lách

Xà lách có kiểu mọc lá xếp lớp, vậy nên khi cây trưởng thành, bạn không nên nhổ cây lên mà chỉ việc ngắn lá bên ngoài để ăn. Để lại vài lá non và đỉnh sinh trưởng, sa một thời gian chăm sóc cây sẽ tiếp tục mọc ra thêm nhiều lá.

Rau thơm (húng quế, tía tô, rau răm, diếp cá,…)

 rau húng quế

các loại rau thơm

Rau thơm hay rau gia vị có thể làm nổi bật hương vị thức ăn. Bạn có thể tự trồng ở nhà để khi cần thì chỉ việc ra vườn ngắt vài lá và không cần phải đi mua. Khi hái bạn có thể ngắt lá hoặc ngắt cành. Sau đó cây vẫn sẽ tiếp tục đâm chồi và ra lá mới.

>>> Xem thêm: Cách trồng rau húng quế bằng cành trong thùng xốp ăn quanh năm

Rau càng cua

Rau càng cua

Rau càng cua

Rau càng cua là loại cây có thời gian sinh trưởng vô cùng ngắn, bạn có thể tiến hành thu hoạch chỉ sau 30 – 45 ngày trồng. Để cây khỏe mạnh và dùng được tiếp các vụ sau, bạn nên thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, theo kiểu cắt tỉa, cành dài cắt trước, ngắn cắt sau. Khi cắt, bạn chừa lại đoạn gốc khoảng 3 – 4cm để chúng tiếp tục phát triển.

Cây Sả

Cây Sả

Cây Sả

Từ xa xưa, cây sả được biết đến với nhiều công dụng như tẩm ướp các món ăn, ăn sống; khử vị tanh từ cá và hải sản.
Trong y học, cây sả có hai tác dụng: phòng và chữa bệnh chướng khí, sốt rét. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi; sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.

Cây ngò gai

cây ngò gai

Cây ngò gai

Cây ngò gai là cây rau gia vị quen thuộc cho mọi gia đình Việt, loại rau này có thể trồng bằng hạt hoặc cây con; khi cần bạn có thể ngắt lá để thêm vào các món ăn giúp hương vị tươi ngon hơn.
Ngoài ra, cây ngò gai còn chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực. Đặt biệt, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường có tác dụng làm giảm đường huyết. Ngoài ra còn dùng để tăng mảng xanh sân vườn.

Một số mẹo và lưu ý khi trồng rau

  • Chọn loại rau phù hợp: Không phải tất cả các loại rau đều có thể trồng 1 lần ăn quanh năm. Hãy nghiên cứu về các loại rau thích hợp với khí hậu và điều kiện đất của khu vực của bạn.
  • Xác định vị trí trồng: Các loại rau cần có đủ ánh sáng và không gian để phát triển. Hãy chọn một vị trí có đủ ánh sáng mặt trời và đủ không gian để trồng.
  • Chọn đất trồng: Đất chất lượng tốt là yếu tố then chốt để trồng rau thành công. Hãy đảm bảo rằng đất có đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của rau.
  • Chăm sóc rau cẩn thận: Các loại rau cần được tưới đủ nước và bón phân đều đặn. Hãy theo dõi sát sức khỏe của rau để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hoặc sâu bệnh.
  • Thực hành canh tác xen kẽ: Trồng các loại rau xen kẽ có thể giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu bệnh, cũng như tối ưu hóa việc sử dụng không gian trồng.

Một số câu hỏi thường gặp về các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm

Tại sao nên trồng rau 1 lần ăn quanh năm?

Trồng rau ăn quanh năm giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm, cải thiện môi trường sống và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Đồng thời, cũng giúp đảm bảo an ninh thực phẩm cho gia đình.

Cần chuẩn bị gì để trồng rau ăn quanh năm?

Đầu tiên, bạn cần chọn loại rau thích hợp với khí hậu và điều kiện đất của bạn. Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị vị trí trồng phù hợp, đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của rau. Cuối cùng, bạn cần chăm sóc rau cẩn thận, bao gồm tưới nước đầy đủ và bón phân đều đặn.

Có thể trồng rau ăn quanh năm trong nhà không?

Có, có một số loại rau có thể trồng trong nhà quanh năm, bao gồm cải bó xôi, bắp cải, cải thảo, mồng tơi, rau ngót, rau dền… Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng chúng có đủ ánh sáng và không gian để phát triển.

Có thể trồng rau ăn quanh năm trên ban công không?

Có, bạn hoàn toàn có thể trồng rau quanh năm trên ban công với điều kiện ban công đủ ánh sáng và có không gian phù hợp. Các loại rau nhỏ như cải bó xôi, rau mùi, rau húng, rau dền… là lựa chọn tốt cho việc trồng trên ban công.

Đó là những loại rau mà bạn chỉ cần trồng một lần duy nhất, nhưng có thể thu hoạch nhiều lần trong năm. Chúng không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bằng cách các kỹ thuật trồng rau và chăm sóc những bụi rau này trong khu vườn của bạn, bạn sẽ có nguồn rau sạch, tươi ngon cho bữa ăn gia đình. Đồng thời, bạn cũng thể hiện được niềm đam mê và tình yêu với thiên nhiên. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị về các loại rau trồng 1 lần ăn quanh năm. Hãy thử áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm của bạn với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *